Là một trong những tổng biên tập có thâm niên cao nhất của tạp chí Văn nghệ Quân đội - những 15 năm - đã có rất nhiều công lao bồi dưỡng, giới thiệu nhiều nhân tài thơ cho đất nước, nhưng Vũ Cao lại quá khiêm nhường khi nói về mình. "Tôi học làm thơ mục đích cũng chỉ là để phục vụ bộ đội", ông tâm sự như vậy. Và chắc chắn, những người lính từ chống Pháp tới chống Mỹ là những người nhớ tới ông nhiều nhất, biết ơn ông nhiều nhất vì những bài thơ "phục vụ bộ đội" mà ông đã viết, trong đó nổi bật nhất, được nhớ tới nhiều nhất vẫn là thơ Núi Đôi:
“Ai viết tên em thành liệt sĩ
Nhà thơ Vũ Cao tên khai sinh là Vũ Hữu Chỉnh, sinh ngày 18.2.1922 tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình Nho học. Ngoài Núi Đôi - tác phẩm sáng chói trong văn nghiệp của ông, ông còn sáng tác Sớm nay (thơ), Anh em anh chàng Lược (truyện), Em bé bên bờ sông Lai Vu (truyện)... Vũ Cao từng kinh qua các chức vụ: Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Rạng sáng ngày 3.12, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Vũ Cao đã về cõi vĩnh hằng. Lễ viếng và truy điệu vào 9 giờ sáng ngày 8.12 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. (Y Nguyên)
Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau anh gọi: em, đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng
Anh đi bộ đội, sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm"
Có lẽ chưa nhà thơ kháng chiến nào viết được bài thơ về liệt sĩ, về đồng đội, về người yêu và về người đồng chí chân tình đến thế, thiết tha và đau đớn đến thế. Cũng chưa ai gọi: em, đồng chí mà người nghe cảm thấy ngọt lành như Vũ Cao đã gọi trong bài thơ mình. Cái tình thật, không tô vẽ, không đãi bôi là những gì "người hiền Vũ Cao" mang ra đối đãi suốt cuộc đời làm văn nghệ của mình.
Được làm quen với ông từ sau hòa bình 1975, nhất là thời gian tôi ở Trại sáng tác Quân khu 5 thường có thơ gửi đăng ở tạp chí Văn nghệ Quân đội, và Vũ Cao cũng đã nhiều lần vào Đà Nẵng đi sáng tác hay đơn giản chỉ là để anh em gặp nhau uống ly rượu, tôi đã thực sự hạnh phúc khi được ánh mắt đặc biệt dịu hiền của Vũ Cao âu yếm nhìn mình - một nhà thơ đàn em. Chúng tôi thường gọi Vũ Cao là "anh" đúng như cách những đứa em gọi người anh ruột thịt. Và Vũ Cao luôn đối xử với chúng tôi như những người em ruột thịt. Gia đình văn học mà có những huynh trưởng như thế, thật có phúc! Gần như Vũ Cao không màng đến danh lợi, tước vị. Ông làm tổng biên tập vì được tín nhiệm, và để giúp đỡ anh chị em mình, thế thôi. Với nhà thơ trẻ hay người mới đi những bước đầu tiên trong văn học mà may mắn được gặp, được trao đổi hay tâm sự với Vũ Cao là một điều may mắn. Ông đúng là "Cao", không chỉ ở tầm thước, mà ở chính nhân cách.
Không sáng tác nhiều, nhưng những gì Vũ Cao để lại cho thơ Việt Nam, tôi nghĩ cũng là những đóng góp rất riêng của ông. Sau này, nhiều năm lại tham gia cùng ông trong Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam mà ông là chủ tịch, tôi lại càng quý mến sự công bằng và cái tình của ông với những người làm thơ, nhất là với những nhà thơ trẻ. Luôn luôn có cảm giác như Vũ Cao lặng lẽ "nhường đường" một cách tự nguyện, một cách an nhiên, một cách chân thành với những nhà thơ đến sau mình nhưng có khát vọng vươn lên. Cả với những người có tham vọng, ông cũng lùi lại, tránh sang một bên cho họ. Ông chẳng "ăn thua đủ" về bất cứ cái gì, kể cả với Thơ. Có thể đó chưa hẳn là một phẩm chất của "người thành công". Nhưng Vũ Cao là vậy. Ông đã không thay đổi mình cho tới phút cuối đời. Một người hiền trong sáng, vô tư. Nhưng có một lần uống rượu cực vui với ông ở nhà 1B Ba Đình (Đà Nẵng), hôm ấy Vũ Cao rất cao hứng, và tôi đã chứng kiến một Vũ Cao rất khác, rất tuyệt vời: ông hào sảng, xuất thần, đọc thơ Thâm Tâm và Quang Dũng hay đến "không chịu nổi".
Và tôi muốn lưu giữ hình ảnh ấy của Vũ Cao khi nhớ về ông trong giờ phút vĩnh biệt này.
Bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao Bảy năm về trước em mười bảy Lối ta đi giữa hai sườn núi Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới Anh vào bộ đội lên Đông Bắc Anh nghĩ quê ta giặc chiếm rồi Đồng đội có nhau thường nhắc nhở Náo nức bao nhiêu ngày trở lại Mới đến đầu ao tin sét đánh Anh ngước nhìn lên hai dốc núi Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo Từ núi qua thôn đường nghẽn lối Cha mẹ dìu nhau về nhận đất Anh nghe có tiếng người qua chợ Nhưng núi còn kia anh vẫn nhớ Ai viết tên em thành liệt sĩ Anh đi bộ đội sao trên mũ |
Thanh Thảo
Bình luận (0)