Đó là hoàn cảnh của chị Tô Thị Thương (43 tuổi, ngụ tại thôn Sơn, xã Đông Lĩnh, thành phố Thanh Hóa).
Mẹ con chị Thương đang nương nhờ trong ngôi nhà nhỏ bỏ không lâu ngày, nằm sâu trong con ngõ nhỏ ở thôn Sơn (xã Đông Lĩnh, thành phố Thanh Hóa) của người em trai. Nhiều ngày qua, bà con lối xóm, anh em họ hàng, người cho gạo, người cho quần áo cũ và các đồ dùng sinh hoạt khác, giúp mẹ con người phụ nữ bất hạnh này đắp đổi qua ngày.
21 năm mong mỏi về quê hương
Dáng người khắc khổ, nhỏ thó, chị Thương thi thoảng mới nói vài câu, phần do lâu ngày không nói tiếng Việt, phần vì tủi phận. Phải mất vài tiếng đồng hồ chị Thương mới kể xong câu chuyện đời chị cho chúng tôi nghe. Chị kể, năm 1995, gia cảnh khó khăn, nhà có 4 anh em, là chị cả nên chị phải nghỉ học từ lớp 6 để nhường cho các em đến trường.
Nghe bạn bè rủ đi hái chè thuê ở tỉnh Lạng Sơn, ngày 9.2.1995, chị lên chuyến xe định mệnh. Lần đầu tiên đi xa nhà, chị không biết đi đến đâu. Sau nhiều ngày ngồi xe, đi bộ, chị mới biết mình bị lừa bán sang Quảng Đông (Trung Quốc) cho một người đàn ông làm vợ.
“Ở đó không có điện, quanh năm làm nương rẫy, cuộc sống khổ cực lắm. Có vài lần tôi bỏ trốn tìm về quê hương nhưng đều bị gia đình nhà chồng tìm được. 21 năm làm vợ người ta, tôi đẻ 8 đứa con, nhưng cuộc sống khó khăn nên phải cho đi 4 đứa. 4 đứa còn lại tôi lần lượt đặt tên là Tô Bình (20 tuổi, con trai), và 3 cháu gái là Tô Lan (18 tuổi), Tô Thìn (14 tuổi), Tô Hà (12 tuổi). Giờ về quê không có đất sản xuất, không có nhà nên mẹ con tôi đang ở nhờ nhà em trai”, chị Thương nhớ lại.
Những năm tháng làm vợ xứ người, khổ cực, tủi phận, có lúc tuyệt vọng nghĩ đến cái chết, nhưng thương các con, chị Thương lại gắng gượng để sống. Vì không có hôn thú hợp pháp nên chị cũng không được nhập quốc tịch, mấy đứa con chỉ học được vài lớp rồi bỏ.
Đến năm 2008, người chồng mất vì bệnh tật, từ đó chị luôn nung nấu ý định về Việt Nam cùng các con. Những ngày đầu tháng 9 vừa qua, chị quyết tâm một lần nữa cùng 4 đứa con tìm đường về quê hương.
Cả 5 mẹ con gom quần áo vượt hơn 30 km đi bộ đường rừng núi trong đêm, ra bến xe ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), đón xe đến huyện Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc), sau đó đi ca nô vượt biên về Móng Cái (Quảng Ninh), rồi bắt xe về đến nhà vào ngày 7.9.
Mong được nhập tịch, cấp hộ khẩu
Bà Tô Thị Lý (58 tuổi, ngụ cùng thôn Sơn, xã Đông Lĩnh, thành phố Thanh Hóa) cho biết: "Mẹ con nó khổ lắm, về quê với 4 đứa con, hôm về còn không có gạo ăn, áo mặc, hàng xóm thương cảnh, quyên góp mỗi người một thứ đưa đến cho mẹ con nó dùng. Tối hôm trước, mấy mẹ con nó chân đất đi soi đèn bắt cua ngoài đồng, thấy vậy tôi cho đôi ủng để đi. Khổ, chả biết giúp gì hơn, vài hôm tôi lại qua thăm hỏi, động viên các cháu. Có hiệu may trong làng cũng cho cháu gái đầu ra học may miễn phí, nhưng vì không nói được tiếng Việt nên rất khó khăn".
Theo ông Đàm Minh Chính (69 tuổi, ngụ tại thôn Đông, xã Đông Lĩnh), chú họ chị Thương, cho biết, hôm mẹ con chị Thương về, ông mang lên cho 2 yến gạo. Ngày nào ông cũng lui tới thăm hỏi, động viên các cháu. Về nhà với hai bàn tay trắng, mẹ con chị Thương đều nhờ anh em, hàng xóm giúp đỡ. "Tôi cũng mong sao các cấp chính quyền quan tâm hơn, giúp đỡ mẹ con cháu Thương được nhập tịch, cấp hộ khẩu để có điều kiện đi học, làm ăn sinh sống ở quê hương", ông Chính nói.
nhập tịch, được cấp hộ khẩu để được học hành và làm ăn mưu sinh. Hiện 4 người con của chị Thương đều nói tiếng Trung, chưa nói được tiếng Việt.
Chị Thương cho biết, chị mong muốn 5 mẹ con chị được sinh sống tại quê nhà, các con của chị được Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Bá Sơn, Trưởng Công an xã Đông Lĩnh, cho biết, ngày 7.9 địa phương nhận được thông tin chị Thương trở về quê cùng với 4 đứa con sau 21 năm bị lừa bán sang Trung Quốc. "Chúng tôi đã mời chị lên để nắm bắt thông tin. Hiện tại, chúng tôi đang vận động bà con, các đoàn thể quan tâm giúp đỡ mẹ con chị Thương trong lúc khó khăn. Đặc biệt, trong 4 người con thì có hai người đã trên 18 tuổi, lại không có giấy tờ tùy thân nên việc nhập quốc tịch rất khó khăn, công an cấp trên cũng đã về làm việc và nắm thông tin tìm hướng giải quyết", ông Sơn nói.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an tỉnh Thanh Hóa), cho biết, phòng chưa nhận được thông tin về vụ việc. Chủ trương chung là công dân của nạn buôn người khi trở về được tái hòa nhập cộng đồng và liên hệ với chính quyền địa phương để làm những thủ tục cần thiết. Tuy nhiên, theo ông Tùng, các con của chị Thương phải có giấy tờ chứng minh là con của nạn nhân, nhất là các cháu đã đủ tuổi công dân, đã là công dân của nước ngoài. Nếu không có giấy tờ tùy thân thì không ai đảm bảo đó là con của chị Thương. Ngay chúng tôi cũng chưa thể biết được nên giải quyết vụ việc này như thế nào", ông Tùng nói.
tin liên quan
Phận gái Việt bị bán sang Trung Quốc, ép làm cô dâuNhiều cô gái trẻ Việt Nam bị bọn buôn người đánh thuốc mê hoặc dụ dỗ bán sang Trung Quốc để làm vợ cho những người đàn ông Trung Quốc đã phải tìm cách tự giải cứu mình.
Bình luận (0)