Báo cáo mới đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal Letters đã phân tích khả năng trái đất trong quá trình tiến hóa từng xảy ra cuộc chạm trán với một ngôi sao, dẫn đến biến động quỹ đạo trái đất và kích hoạt biến đổi khí hậu chết chóc trong lịch sử.
Những người thực hiện cuộc nghiên cứu là chuyên gia Nathan Kaib của Viện Khoa học Hành tinh (Mỹ) và nhà vật lý thiên văn Sean Raymond của Phòng thí nghiệm Vật lý thiên văn Đại học Bordeaux (Pháp).
Theo báo cáo, khoảng 56 triệu năm trước, một ngôi sao có thể đã đi ngang ở khoảng cách đủ gần để làm thay đổi quỹ đạo các hành tinh của hệ mặt trời.
Hậu quả là nhiệt độ trái đất đã tăng thêm 8 độ C trong giai đoạn giao nhau giữa 2 thế Paleocene-Eocene, gọi là Sự tăng nhiệt tối đa Paleocene-Eocene.
Trước đây, sự gia tăng nhiệt độ trái đất khi ấy là điều bí ẩn kéo dài trong cộng đồng khoa học thế giới suốt nhiều năm, và hai chuyên gia Kaib và Raymond cho rằng hiện đã tìm ra lời giải.
Các ngôi sao đi qua ở khoảng cách đủ gần để can thiệp quỹ đạo hành tinh là điều hiếm khi xảy ra, nhưng mức độ ảnh hưởng vô cùng lớn.
Ước tính xác suất một ngôi sao đi ngang trong phạm vi 50.000 đơn vị thiên văn (chỉ khoảng cách trái đất-mặt trăng) là khoảng 1 triệu năm, trong khi phải mất khoảng 20 triệu năm mới có một ngôi sao đi qua với khoảng cách 10.000 đơn vị thiên văn.
Bình luận (0)