Hãng tin Bloomberg cho biết thông tin mới càng đẩy cao nghi ngờ về tính chính xác của dữ liệu kinh tế Đại lục, chỉ vài ngày trước khi nước này báo cáo số liệu tăng trưởng kinh tế đất nước cả năm.
Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Liêu Ninh Chen Qiufa thừa nhận tại cuộc họp với các nhà lập pháp ngày 18.1 rằng chính quyền tỉnh thuộc khu vực tây bắc Trung Quốc gian lận dữ liệu tài chính trong thời gian trên. Nguồn thu trong năm tài khóa bị thổi phồng ít nhất 20% và một số dữ liệu kinh tế khác cũng sai lệch, theo Nhân dân Nhật báo. Nguồn tin không nêu cụ thể loại số liệu bị làm giả.
Ông Chen cho biết dữ liệu bị làm giả vì các quan chức muốn dễ thăng tiến. Vụ việc đánh lừa đánh giá của chính phủ về thực trạng kinh tế tỉnh Liêu Ninh, một bộ phận của vành đai kinh tế Bột Hải (Trung Quốc).
Người đứng đầu Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc Ning Jizhe nói rằng nước này cần ngăn chặn dữ liệu kinh tế giả mạo và nâng cao chất lượng số liệu thống kê. Với mức tăng trưởng không bùng nổ như xưa, giới chức Đại lục hiện tìm cách cải thiện độ tin cậy của dữ liệu kinh tế giữa cảnh nhiều rủi ro tài chính lan rộng và trở thành mối quan tâm chính về mặt chính sách.
Trước đó Liêu Ninh từng chứng kiến đợt thanh lọc nhân sự chưa từng có với hơn 500 đại biểu từ cơ quan lập pháp bị sa thải. Các đại biểu trên dính líu vào vụ mua phiếu bầu và hối lộ cấp tỉnh. Theo Tân Hoa xã, cựu Bí thư tỉnh Liêu Ninh Wang Min, người lèo lái tỉnh từ năm 2009 đến 2015, đã bị cơ quan giám sát chống tham nhũng hàng đầu Trung Quốc cách chức và khai trừ khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc.
tin liên quan
Đâu là chỉ báo then chốt với kinh tế Trung Quốc?Nếu bạn muốn biết điều gì đang thực sự diễn ra trong kinh tế Trung Quốc thì nên quên số liệu GDP được giới chức nước này công bố mỗi quý. Thay vào đó, hãy chú ý đến độ mở rộng danh nghĩa.
Bình luận (0)