Cánh đồng bắp xanh mướt trải dài ven sông đã trở thành nỗi nhớ niềm thương trong ký ức của những đứa con xa quê.
Ngày đó, quê tôi còn nghèo, ngoài hai vụ lúa, mọi người chỉ trông chờ vào mùa thu hoạch bắp. Nhà tôi không phải là ngoại lệ, từ những trái bắp dẻo thơm ngậm bao nhiêu giọt mồ hôi mặn đắng của mẹ mà chị em tôi có đủ tiền ăn học. Để bán được nhiều hơn, mẹ tôi không bán bắp nguyên trái mà chế biến thành những món khác nhau.
tin liên quan
Người Sài Gòn rủ nhau luyện kiên nhẫn tại quán... bắp 'chờ' thu nhập chục triệuTrong tiết trời lành lạnh sau những cơn mưa Sài Gòn, người ta chợt thèm được cầm trên tay trái bắp nướng nóng hổi, thơm lừng mùi mỡ hành. Khi trời vừa nhá nhem tối, người Sài Gòn không hẹn mà cùng đến “chờ” tại hàng bắp của vợ chồng anh Tý, chị Vân 'rèn tính kiên nhẫn'.
Từ đầu vụ, những trái bắp non đang tràn ứ sữa được bào mịn để nấu thành món chè bắp hoặc sữa bắp thơm mát. Vào giữa vụ, hạt bắp đã tròn, đều mây mẩy, đủ độ chắc và ngọt thì luộc hoặc nướng để bán cho khách ăn chơi.
Cuối vụ, khi hạt bắp già vàng óng thì được phơi khô rồi bóc tách từng hạt để dành làm món bắp hầm hay bắp bung. Ngoài ra, râu bắp phơi khô nấu nước uống rất mát và ngọt. Cứ vòng quay như thế, vào những năm lúa mất mùa, bắp trở thành vụ thu hoạch chính của gia đình tôi.
Bây giờ, mẹ vẫn đều đặn trồng bắp mỗi khi đến mùa nhưng phần lớn bắp thu hoạch xong được đưa thẳng vào nhà máy để chế biến sản phẩm ngũ cốc, làm thức ăn chăn nuôi chứ không bán nhỏ lẻ như trước. Nhưng bao giờ cũng vậy, mẹ không gieo hạt cùng một lúc mà luôn dành một khoảnh đất nhỏ trồng bắp muộn hơn chỉ để đợi chúng tôi nghỉ hè trở về. Rồi tự tay mẹ sẽ làm những món ngon từ bắp cho chị em tôi thưởng thức.
Bởi vậy, dù đi đâu xa, những mùa bắp không bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi.
tin liên quan
'Số phận' những quán vỉa hè nổi tiếng Sài Gòn - Kỳ 1: Bắp 'chờ'… vào hẻm!Nhiều ngày nay người Sài Gòn cứ râm ran câu chuyện dẹp vỉa hè. Người người ủng hộ, cũng không ít người băn khoăn: “Nay không còn chỗ bán nữa, rồi số phận những hàng quán vỉa hè ấy đi về đâu?”. Và người Sài Gòn vẫn luôn thích nghi với hoàn cảnh...
Bình luận (0)