Bạn cũng có thể gặp các biểu hiện khác như phạm vi chuyển động bị hạn chế, đỏ da xung quanh khớp bị viêm.
Có hơn 100 biến thể của viêm khớp và dạng phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp (RA). Là một chứng rối loạn tự miễn dịch, RA có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19. Hơn nữa, người mắc bệnh này có thể dễ gặp các triệu chứng nghiêm trọng do khả năng miễn dịch bị tổn thương.
Các chuyên gia trên toàn thế giới cho rằng những người bị suy giảm miễn dịch dễ bị tổn thương hơn với tình trạng này và có nguy cơ mắc phải một dòng mạnh hơn của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) vốn đã giết chết hàng trăm ngàn người khắp thế giới, theo Autoimmunity Reviews.
Có hay không mối liên hệ giữa RA và Covid-19?
Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Autoimmunity Reviews cho thấy RA làm suy yếu chức năng miễn dịch của bạn, vốn là một yếu tố rủi ro gây nhiễm Covid-19. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra điều tương tự.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Covid-19 ở người bị RA. Nói chung, chứng rối loạn tự miễn dịch này ảnh hưởng đến mọi người trong tuổi về già của họ. Như chúng ta đã biết, dân số cao tuổi có nhiều nguy cơ bị nhiễm Covid-19.
Hơn nữa, các loại thuốc sử dụng để điều trị loại viêm khớp này ức chế hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm chủng virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2).
Tuy nhiên, bạn không nên ngừng dùng chúng hoặc thay đổi liều lượng mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Yếu tố thứ ba có thể khiến bạn trở thành con mồi của virus này một cách dễ dàng nếu bạn đang “sống chung” với RA chính là một tình trạng y khoa liên quan. Hầu hết những người mắc bệnh này đều có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác, theo Autoimmunity Reviews.
Đề phòng Covid-19 ở người sống chung với RA
Nếu bạn đang sống chung với RA, bạn cần thận trọng hơn về sức khỏe của mình trong đại dịch Covid-19. Bạn cần nghiêm ngặt hơn trong việc duy trì khoảng cách vật lý và hạn chế di chuyển.
Bên cạnh đó, bạn cần phải để ý kỹ các biểu hiện của bệnh Covid-19. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm sốt, khó thở và các vấn đề hô hấp khác. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp khác thường của bệnh này, bao gồm mất vị giác và khứu giác, ớn lạnh, run rẩy, đau đầu, đau cơ,... Ngoài ra, bạn cần phải đảm bảo có đủ thuốc cần thiết cho bản thân, đặc biệt là các loại thuốc kê toa.
Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thay đổi hoặc giảm liều lượng một loại thuốc cụ thể mà bạn đang dùng, chứ đừng tự mình thay đổi. Việc ngừng uống thuốc có thể dẫn đến những cơn bùng phát, gây thêm căng thẳng cho hệ miễn dịch của bạn. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để đánh giá yếu tố rủi ro mắc bệnh Covid-19, theo Autoimmunity Reviews.
Các biện pháp phòng ngừa chung đối với bệnh nhân RA
Ngoài các biện pháp phòng ngừa bổ sung, những người bị RA cần tuân thủ các biện pháp bảo vệ chung được khuyến nghị để ngừa nhiễm Covid-19.
Các biện pháp phòng ngừa chung bao gồm:
+ Ở nhà và duy trì khoảng cách vật lý
+ Duy trì khoảng cách 2 mét với mọi người ở nhà mọi lúc có thể
+ Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trong 20 giây
+ Sử dụng chất khử trùng có cồn khi không có sẵn xà phòng
+ Khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào, như mặt bàn, bàn phím, điện thoại… theo Autoimmunity Reviews.
Bình luận (0)