Mùa hè đề phòng bệnh đau mắt đỏ

27/06/2017 16:53 GMT+7

Ở nước ta, dịch đau mắt đỏ thường bùng phát từ mùa hè cho đến đầu mùa thu. Thời điểm này, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh.

Khi “cửa sổ tâm hồn” gặp sự cố
Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi mắc bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng.

Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều ghèn, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều ghèn dính chặt. Ghèn mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.
Theo PGS-TS-BS Trần Hải Yến - nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM, một số bệnh sau đây có thể khiến “cửa sổ tâm hồn” bị đỏ bất thường là: viêm kết mạc, viêm kết mạc dị ứng, glaucome cấp (hay còn gọi là cườm nước, hoặc tăng áp cấp), chấn thương kết - giác mạc, xuất huyết kết mạc, mộng viêm, viêm màng bồ đào, viêm mủ nội nhãn...

tin liên quan

Tăng cường đề kháng bằng thực phẩm
Mùa hè thời tiết hanh khô là cơ hội để nhiều bệnh tấn công cơ thể chúng ta. Chính vì vậy, việc tăng cường sức để kháng qua các loại thực phẩm là giải pháp giúp chúng ta ngừa nhiều bệnh.

Con đường lây bệnh
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus. Bệnh đau mắt đỏ cũng có thể lây khi cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt, dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối, sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi.
Người ta thường tránh nhìn vào mắt người bị bệnh đau mắt đỏ bởi lo ngại... bị lây bệnh. Về vấn đề này, BS Trần Hải Yến cho biết viêm kết mạc do nhiễm trùng (siêu vi, vi trùng) là bệnh lý lây lan. Tuy nhiên, nếu ta chỉ nhìn vào mắt người bệnh thì cũng không bị lây bệnh.
Ngoài ra, có một thói quen ít người quan tâm nhưng lại rất dễ khiến bệnh lây lan hoặc làm cho bệnh tình nặng thêm, đó là thói quen dụi tay lên mắt. Động tác này không giúp làm giảm bệnh, mà khiến tay bị nhiễm tác nhân gây bệnh.

tin liên quan

Bị chó nhà cào, mắc bệnh dại nguy kịch
Bệnh nhân bị một con chó con do nhà nuôi cào xước chân, chủ quan, không chích ngừa. Một tháng sau, bệnh nhân lên cơn dại và trong tình trạng nguy kịch.

Nước muối sinh lý hay nước mắt nhân tạo ?
Nước muối sinh lý 0,9% hay cao cấp hơn là nước mắt nhân tạo (tear natural) sẽ rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm êm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu. Các chế phẩm trên không có chất kháng sinh cũng không có chất diệt vi rút nhưng vẫn được kê đơn rộng rãi là nhờ những tính năng trên. Các chế phẩm bôi trơn mắt có độ nhớt quá cao như celluvisc, liposic không nên dùng trong giai đoạn đầu của bệnh.
Đối với viêm kết mạc, mỗi lần vệ sinh mắt, bệnh nhân có thể nhỏ nhiều giọt (9-10 giọt) để rửa trôi ghèn, bẩn của mắt. Có thể rửa nhiều lần trong ngày nếu ghèn nhiều. Không nên dùng nước muối tự pha, vì có thể không vô trùng và không đúng nồng độ. Thường sau khi vệ sinh mắt, bệnh nhân sẽ nhỏ các thuốc điều trị. Đối với các thuốc khác: có thể nhỏ thuốc nào trước hay sau cũng được. Tuy nhiên, các thuốc nên nhỏ cách nhau 5- 15 phút.

Theo BS Trần Hải Yến, riêng thuốc chữa bệnh đau mắt đỏ thì corticoid (steroid) là loại thuốc kháng viêm mạnh. Thuốc có thể được chỉ định trong một số bệnh lý. Tuy nhiên, thuốc có 2 tác dụng phụ là gây đục thủy tinh thể (cườm nước) và glaucome (tăng nhãn áp hay cườm nước). Hai bệnh này đều gây giảm thị lực. Đặc biệt, glaucome là bệnh lý tổn thương thần kinh thị giác, gây giảm thị lực vĩnh viễn, có thể dẫn đến mù nếu không kịp phát hiện, điều trị. Vì vậy, bệnh nhân phải dùng thuốc theo hướng dẫn và tái khám theo hẹn để bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc cũng như kịp thời phát hiện những biến chứng này.
Để phòng bệnh đau mắt đỏ, nên đeo kính khi ra đường, khi đến những nơi nhiều bụi bẩn; không dùng chung khăn, thuốc nhỏ mắt, dụng cụ trang điểm mắt... với người bị viêm kết mạc; không dụi tay lên mắt; rửa tay với dung dịch sát trùng hoặc xà phòng thường xuyên; thay, giặt áo gối thường xuyên, đặc biệt áo gối của người bị viêm kết mạc
Xông lá trầu có tốt ?
Rất nhiều người nghiện xông lá trầu không, lá dâu, lá tre... Kinh nghiệm cho thấy, các phương pháp này tuy có làm người bệnh dễ chịu đôi chút nhưng không hề làm bệnh mau khỏi, chưa kể một số bệnh nhân xông lá có thể gây bỏng mắt, trợt giác mạc, xuất huyết dưới kết mạc và sưng nề hơn sau khi xông lá, BS Yến cho biết.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Để phòng bệnh, nên đeo kính khi ra đường, khi đến những nơi nhiều bụi bẩn; không dùng chung khăn, thuốc nhỏ mắt, dụng cụ trang điểm mắt... với người bị viêm kết mạc; không dụi tay lên mắt; rửa tay với dung dịch sát trùng hoặc xà phòng thường xuyên; thay, giặt áo gối thường xuyên, đặc biệt áo gối của người bị viêm kết mạc. Cách ly người bệnh và điều trị tốt cho họ.
Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt, không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác. Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị.

tin liên quan

Nên hay không nên cắt amidan cho trẻ?
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM trong số trẻ đến khám viêm đường hô hấp trên, có đến 30% trẻ được chẩn đoán viêm VA hoặc amidan.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.