Giữa một thành phố văn minh hiện đại của thế kỷ 21, từ trên đỉnh ngọn đồi chính giữa thành phố, hàng loạt đốm lửa kỳ lạ đột nhiên xuất hiện, di chuyển vòng quanh đồi.
Bất chấp lạnh giá, các vũ công vẫn mê mải đắm mình vào những điệu nhảy cuồng nhiệt
|
|
Màn diễu hành của Bà chúa Mùa xuân và đoàn tùy tùng hùng hậu
|
|
Điểm nhấn của lễ Beltane là đống lửa khổng lồ được đốt lên vào đúng 12 giờ đêm 30.4 để đánh dấu sự kết thúc của mùa đông
- Ảnh: Trần Tuấn Minh |
Đến 2 giờ sáng hôm sau, nhiều vũ công vẫn tiếp tục nhảy múa
|
Điều đó gợi lên sự tò mò khó cưỡng, khiến bất cứ ai chứng kiến đều muốn tiến lên đỉnh đồi. Sự ngạc nhiên chưa dừng lại ở đó.
Lập xuân nơi trời Âu
Trên ngọn đồi, hàng loạt nhân vật trong những bộ trang phục lạ lùng, cứ như bước ra từ những cuốn truyện thời Trung cổ hay những thần thoại xa xưa từ hàng ngàn năm trước. Thậm chí, các nhân vật được mô tả trong những trang sách của Trò chơi Vương quyền hay Chúa tể của những chiếc nhẫn cũng hiện diện tại đây.
Bao vây bởi hàng ngàn ánh lửa bập bùng giữa màn đêm trong cái lạnh 0oC, đoàn người kỳ lạ cứ từ tốn đi theo nhịp trống vang lên lúc chậm rãi, lúc rộn ràng. Tất cả tạo nên một không khí vừa huyền bí, vừa cuốn hút và đó chính là lễ hội Beltane của người Scotland.
Đối với người Việt Nam, ngày 1.5 là ngày Quốc tế lao động, nằm trong chuỗi nghỉ lễ 30.4 và 1.5 hằng năm. Thế nhưng, với các dân tộc ở khu vực phía bắc châu Âu, ngày 1.5 lại mang một ý nghĩa khác, đại loại như ngày lập xuân khi đây là ngày đầu tiên của mùa xuân, sau một mùa đông dài lạnh giá.
Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các quốc gia ở khu vực này đều có ngày hội nhảy múa quanh đống lửa vào đêm 30.4 để chào đón mùa xuân. Với họ, ngọn lửa vừa tượng trưng cho sức sống và sự ấm áp của ánh mặt trời, vừa để xua đuổi quỷ dữ và xóa bỏ những điều xui rủi của năm cũ.
Phục hưng “lửa thánh”
|
Tuy nhiên, khi người châu Âu bước vào guồng máy thay đổi của thời đại công nghiệp, rất nhiều truyền thống và phong tục cũ đã bị mai một dần, trong đó có lễ hội Beltane. Tới đầu thế kỷ 20, ngọn lửa Beltane đã gần như biến mất khỏi Scotland. May mắn thay, tới năm 1988, một nhóm sinh viên của Trường đại học Edinburgh đã quyết định khôi phục lễ hội truyền thống này để khơi dậy lại những tinh hoa văn hóa cổ của người Scotland. Địa điểm tổ chức lễ hội là ngọn đồi Calton nằm giữa lòng thủ phủ Edinburgh. Tuy nhiên, sự tái dựng một truyền thống không hề dễ dàng khi ngày lễ Beltane đầu tiên được tổ chức trở lại chỉ có vỏn vẹn 5 vũ công, và chưa đầy 100 người đến xem.
Thế nhưng các sinh viên đã không nản chí và 5 năm sau đó thì những nỗ lực của họ đã được đền đáp xứng đáng. Lễ hội Beltane thu hút hơn 100 vũ công tình nguyện cùng hơn 3.000 khán giả. Đến nay, mỗi kỳ tổ chức lễ hội đều huy động được hơn 300 vũ công và ít nhất 12.000 người đến xem.
Đúng ra theo văn hóa truyền thống Scotland thì đêm Beltane là lúc các nông dân kéo bầy gia súc ra khỏi chuồng lần đầu tiên sau mùa đông lạnh giá. Sau đó họ sẽ dắt gia súc đi một vòng quanh đống lửa lớn, hoặc cho chúng nhảy qua những đống lửa nhỏ, với mục đích để được ban phước chống chọi lại bệnh tật. Dĩ nhiên, vào thời buổi hiện đại ngày nay, việc đưa gia súc vào giữa lòng thành phố không mấy khả thi. Vì thế, Ban tổ chức lễ hội Beltane ở Edinburgh đã xây dựng lại chương trình dựa theo những truyền thống cổ xưa hơn của người Celtic. Theo đó, đêm Beltane là thời khắc mà các vị thần tiên được thỏa sức tung hoành trong thế giới của người trần.
Vậy là khoảng 20 năm qua, cứ tới chiều tối 30.4 hằng năm là hàng ngàn người Scotland cũng như du khách thập phương lại kéo nhau lên ngọn đồi để cùng nhau hòa mình vào bầu không khí của lễ hội Beltane.
Lễ hội có khi kéo dài đến gần 2 giờ sáng hôm sau, nhưng không ít vũ công vẫn đắm mình trong những điệu nhảy giữa thời tiết cực lạnh, nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa đón xuân truyền thống.
Bình luận (0)