(TNO) Xuân là mùa của sự sống, sinh sôi, phát triển. Nhân dịp đầu xuân Giáp Ngọ 2014, Thanh Niên Online ghi nhận những tâm sự đầy xúc động của các bác sĩ đang từng giây gieo trồng, nâng niu sự sống, đem lại hạnh phúc cho nhiều gia đình.
>> Tết và những ‘cuộc chiến’ khốc liệt - Bài 2: Ca trực đêm 30 Tết
>> Tết và những 'cuộc chiến' khốc liệt - Bài 1: Bệnh nhân và bác sĩ chạy đua với… Tết
|
Dù không trực tiếp sinh ra những em bé nhưng bọn trẻ chào đời, các cặp vợ chồng đều đưa các bé đến ra mắt và gọi những người mặc áo blouse trắng 2 tiếng: “ba”, “mẹ”. Chính vì vậy mà các bác sĩ điều trị hiếm muộn trở thành ông bố, bà mẹ của hàng ngàn đứa con.
Có tiếng trẻ thơ bi bô cười nói ở trong nhà là niềm vui, hạnh phúc của bất kỳ cặp vợ chồng nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều thuận lợi trong chuyện con cái. Vì thế, Khoa Nam học của Bệnh viện Bình Dân, cũng như Khoa Hiếm muộn của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ là một trong những nơi thắp sáng niềm hy vọng, niềm vui sinh sôi của nhiều cặp vợ chồng.
|
Niềm vui có sau 9 tháng 10 ngày
“Bác sĩ ơi, vợ em đã sinh rồi, đang ở Bệnh viện Từ Dũ, bé trai, được 3,4 kg. Chúc bác sĩ và gia đình năm mới sức khỏe, hạnh phúc”. Đó là tin nhắn “lì xì” cho bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân, ngay dịp tết này.
Còn đối với bác sĩ Dũng, trong điện thoại của anh vẫn còn lưu rất nhiều tin nhắn thông báo sự ra đời của các em bé được gửi đến bất kể giờ giấc. Đó là niềm vui, hạnh phúc của người bác sĩ đang làm công việc gieo trồng, giúp đỡ cho một sự sống.
Tâm sự đầu xuân với Thanh Niên Online, bác sĩ Dũng chia sẻ: “Chúng tôi có niềm vui khác so với các đồng nghiệp là chỉ sau 9 tháng 10 ngày, khi điều trị xong, bệnh nhân có con. Và cũng sướng hơn người khác ở chỗ không phải là người trong gia đình nhưng là người thứ ba biết được một cặp vợ chồng có em bé”.
Trong khi đó, với những cặp vợ chồng không thể điều trị để có thai tự nhiên thì thụ tinh trong ống nghiệm là niềm hy vọng mang lại tiếng trẻ thơ trong ngôi nhà.
Khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, cho đến nay là mái nhà chung, nơi đã "thai nghén" hơn 5.600 em bé. Năm 2013, cũng như mỗi năm, Bệnh viện Từ Dũ đã đón khoảng 400 - 500 em bé ra đời nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Tiệc đầu tiên được mời là… đầy tháng
Bác sĩ Dũng cho biết, theo các thống kê về Nam học của thế giới, đối với hiếm muộn thì có 40% số trường hợp hiếm muộn là do nữ, 30% là do nam, 20% là do cả hai và 10% là không rõ nguyên nhân.
Như vậy, có thể nói tỉ lệ hiếm muộn do nam và nữ là ngang ngang nhau. Trong các nguyên nhân hiếm muộn do nam thì tắt ống dẫn tinh là chiếm chủ yếu. Điều trị hiếm muộn nam có tỉ lệ có con tự nhiên cao thành công cao và chi phí thấp. Tuy nhiên, Khoa Nam học không phải lựa chọn đầu tiên của các cặp vợ chồng đến khám, điều trị hiếm muộn. Một phần, do quan điểm, tâm lý ngại ngần của các đấng mày râu.
Hiện Bệnh viện Bình Dân điều trị cho 10 trường hợp hiếm muộn mỗi ngày. Trong đó, có 2/3 trường hợp phải điều trị phẫu thuật, còn lại là điều trị bằng thuốc.
Hai bác sĩ chúc Tết mong các cặp vợ chồng có các “thiên thần nhỏ” xinh, ngoan.
Viên An - Thanh Hải
>> Những điều nên biết về hiếm muộn
>> Niềm vui cho vợ chồng quân nhân hiếm muộn
>> Phương pháp mới điều trị cho đàn ông hiếm muộn
>> Hiếm muộn dễ khiến phụ nữ mắc chứng tâm thần
>> Người hiếm muộn ngày càng trẻ
>> Gần 86% đàn ông khám hiếm muộn có tinh dịch đồ bất thường
>> Tết về nơi “xóm hiếm muộn
>> Thức ăn nhanh có thể gây hiếm muộn
>> Ngặt nghèo điều trị hiếm muộn- Bài 2: Luật pháp không theo kịp thực tiễn
>> Nobel Y học cho ân nhân của người hiếm muộn
Bình luận (0)