Trong đó, ông thể hiện khác biệt rõ rệt với người tiền nhiệm về định hướng quan điểm lẫn phong cách điều hành Liên Hiệp Quốc cũng như cho thấy những dự định về ưu tiên chính sách trong nhiệm kỳ. Ông Guterres đề cao hàng đầu mục tiêu hòa bình cho thế giới và cải tổ Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên dù rất chính đáng và đúng đắn nhưng những mục tiêu này đều thiếu thực tế trong bối cảnh hiện tại và bởi thế, đều thiếu khả thi. Cái khó đối với ông Guterres chính ở chỗ đó.
Sứ mệnh lịch sử của Liên Hiệp Quốc là vãn hồi và duy trì hòa bình cho thế giới. Vấn đề là tổ chức này cho tới nay chưa hoàn thành được sứ mệnh ấy. Cải tổ là vấn đề cấp thiết lâu nay và Liên Hiệp Quốc ý thức rất rõ về nhu cầu ấy cũng như đã không ít lần khởi động cuộc cải cách. Nhưng quá trình cải tổ hiện vẫn trì trệ và bế tắc.
Cải tổ Hội đồng bảo an (HĐBA) là khâu quyết định nhất trong toàn bộ quá trình nhưng các vị tổng thư ký lại chỉ có quyền uy rất hạn chế đối với HĐBA, nhất là với 5 thành viên thường trực.
Ông Guterres không thể cải tổ được HĐBA mà như vậy thì không thay đổi cơ bản cả Liên Hiệp Quốc để có thể thực thi đầy đủ và hoàn thành sứ mệnh lịch sử nói trên. Những mục tiêu mà ông Guterres đã đề ra cho mình trong nhiệm kỳ đứng đầu Liên Hiệp Quốc rất tích cực và chính đáng, nhưng lại thiếu vắng tính khả khi chính vì thế. Dù sao thì nhận thức được và dám nêu ra công khai như thế cũng đã đáng được công nhận.
tin liên quan
Được quyền, không được thờiHai tuần trước khi ông Ban Ki-moon chính thức rời nhiệm sở, tân Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã tuyên thệ nhậm chức.
Bình luận (0)