Mũi Đại Lãnh, hay còn được gọi là
Mũi Điện là mũi đất nhô ra biển từ một nhánh của dãy Trường Sơn, hướng thẳng ra bãi Môn (thuộc địa phận X.Hòa Tâm, H.Đông Hòa, Phú Yên), cách TP.Tuy Hòa khoảng 35 km về phía đông nam.
Cờ Tổ quốc ở chót mũi Đại Lãnh
|
Mũi Đại Lãnh được xem là điểm xa thứ 2 về phía đông (sau mũi Đôi ở H.Vạn Ninh, Khánh Hòa) và là một trong những nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền của lãnh thổ Việt Nam.
Mũi Đại Lãnh nhìn từ ven biển phía TP. Tuy Hòa (Phú Yên)
|
Tại mũi Đại Lãnh có ngọn hải đăng do Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Nam Trung bộ (thuộc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền nam - Bộ GTVT) quản lý.
Tài liệu của trạm hải đăng Đại Lãnh cho biết: Ngày 25. 8. 1883, Hòa ước Harmand được ký kết, trong đó điều 8 cho phép thực dân Pháp xây dựng ngọn hải đăng tại mũi Varella (nay là Đại Lãnh). Sau đó, hải đăng được chính thức xây dựng vào năm 1890 bởi những kiến trúc sư người Pháp. Sau khi hoàn tất, hải đăng được đưa vào hoạt động trong vòng 55 năm đến khi Thế chiến thứ 2 nổ ra thì bị tạm dừng vận hành. Vào năm 1961, ngọn hải đăng này được Chính quyền Việt Nam Cộng hòa khôi phục nhưng sau đó lại bị hủy bỏ hoàn toàn; đến năm 1995 mới được phục dựng và giữ nguyên hình dạng đến hiện nay.
Khu nhà ở và làm việc của công nhân hải đăng
|
Hiện ngọn hải đăng mũi Đại Lãnh gồm khối nhà cao 5 m với diện tích 320 m2, dưới nền nhà có bể ngầm chứa nước mưa và trần nhà đặt hệ thống pin mặt trời.
Tháp đèn hải đăng là một khối hình trụ thon đều, màu xám, cao 26,5 m so với nền nhà, 110 m so mực nước biển và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa đến 27 hải lý (xấp xỉ 40 km), giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hướng tàu bè trên biển.
Đây là ngọn hải đăng xa nhất về phía Đông trên đất liền của Việt Nam.
Đặc biệt, Đại Lãnh còn là điểm A8 đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam, theo luật Biển Việt Nam.
Đoạn nhô ra biển của mũi Đại Lãnh nối với bờ biển
|
Phía giáp với dãy Trường Sơn
|
Đèn biển Đại Lãnh, nhìn từ ngoài vào
|
Những tảng đá xếp chồng lên nhau, đua ra sát biển
|
Rất hiếm cỏ cây sống được cùng đá Đại Lãnh
|
Cột chỉ mốc đường cơ sở A8
|
Xây nhiều bậc đá để đỡ trơn trượt khi ra mũi Đại Lãnh
|
Dứa dại là cây chủ yếu mọc ở đây
|
... tạo thành 1 Đại Lãnh hoang sơ, tuyệt đẹp và thiêng liêng
|
Bình luận (0)