Tết xưa nay vốn là dịp để mọi người sum họp, vui chơi, thăm viếng, chúc tụng lẫn nhau. Trong những ngày xuân, ngoài gia đình, họ hàng, người thân thì người Việt luôn nghĩ đến thầy cô, người có công lao dạy dỗ mình bên cạnh cha mẹ.
Học trò thời nào cũng nhớ câu nói dân gian này để rồi cứ đến mùng ba tết hay chí ít trong dịp tết, đều dành thời gian đến thăm và chúc tết thầy cô.
tin liên quan
Giữ nếp nhà cho trẻNgày còn nhỏ, chúng tôi thích tết vì không chỉ được ăn ngon, mặc đẹp mà còn là dịp để bạn bè vui chơi thoải mái, trong đó có mùng ba đi chúc tết thầy cô. Cũng giống như ngày 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh lần lượt đến nhà thầy cô đang dạy mình và cả giáo viên dạy ở những lớp trước. Những lúc như thế thật vui vì khác với thường ngày, lúc này thầy cô nói chuyện với học trò thoải mái hơn (vì là ngày tết mà). Chuyện trò xoay quanh đủ thứ chủ đề nhưng rồi bao giờ cũng nhắc đến việc học hành. Nói gì thì nói, thầy cô lúc nào cũng dặn dò chúng tôi học tốt để có tương lai tốt đẹp. Còn đám học trò chúng tôi nhao nhao chúc, mỗi đứa một ý , có khi chọn một bạn lớp trưởng hay đứa nào đó có ‘uy tín’ trong đám đại diện chúc tết thầy cô.
Trong ngày này, chúng tôi còn thích thú ở chỗ có dịp gặp gỡ các anh chị đi trước, những học trò cũ của thầy cô, để nghe lớp đàn anh kể chuyện và chia sẻ kinh nghiệm học đường. Đồng thời nhìn vào lớp đi trước, tạo động lực phấn đấu học tốt để sau này cũng được như anh chị.
Mùng ba của chúng tôi ngày đó trôi qua thật nhanh với biết bao niềm vui để kết thúc tết, chuẩn bị vào trường tiếp tục việc học ở học kỳ 2 tốt hơn cho tương lai tươi sáng, như lời thầy cô dặn dò trong tết.
tin liên quan
'Tôi cũng từng tặng thầy cô mắm muối, bột ngọt'Không như ngày còn nhỏ, chúng tôi không còn đi cả ngày để đến lần lượt từng nhà giáo viên. Nhưng niềm vui khi được gặp lại thầy cô cũ trong những ngày tết vẫn đong đầy như thuở học trò.
Và rồi, cũng như với cha mẹ mình, chúng tôi vẫn mong muốn thầy cô khỏe mạnh để hàng năm, mỗi khi tết đến, chúng tôi vẫn còn có 'mùng ba tết thầy'.
Bình luận (0)