Nếu chỉ nhìn vào phương diện thời gian thì mãi đến tận bây giờ mới nói lời xin lỗi chính thức là muộn màng. Nhưng nếu xem xét đến bản chất sự việc thì trong những chuyện liên quan đến quá khứ lịch sử như thế này, việc xin lỗi chính thức dẫu có muộn bao nhiêu thì vẫn luôn cần thiết và vẫn còn hơn không.
Những người Indonesia đấu tranh chống thực dân Hà Lan bị bắt chờ thẩm vấn năm 1949. |
tư liệu chính phủ hà lan |
Xin lỗi như thế là sự công nhận trách nhiệm pháp lý và đạo lý về những gì đã làm trong quá khứ lịch sử, giúp cho Hà Lan thoát ra khỏi ám ảnh và tai tiếng về quá khứ lịch sử và thúc đẩy quan hệ hợp tác và hữu nghị với Indonesia, có lợi rất nhiều cho thể diện, uy tín và ảnh hưởng của Hà Lan trên thế giới.
Ông Rutte cũng đi xa hơn khi đồng thời xin lỗi Indonesia về việc những chính phủ tiền nhiệm ở Hà Lan đã không làm việc này, thể hiện thái độ chân thành thật sự và cách tiếp cận cầu thị thực sự.
Ông Rutte chịu áp lực lớn phải thể hiện quan điểm rõ ràng sau khi có đến 3 viện nghiên cứu lịch sử ở Hà Lan cùng đưa ra kết luận xác nhận quân đội thực dân Hà Lan đã gây ra tội ác ở Indonesia trong thời gian nói trên. Những biểu hiện đầu tiên về việc phía Hà Lan dần nhận thức và ý thức được về trách nhiệm pháp lý và đạo lý đối với thời kỳ chính quyền thực dân ở Indonesia đã có từ năm 2016 khi Ngoại trưởng Hà Lan xin lỗi về việc quân đội thực dân gây ra một vụ thảm sát ở Indonesia năm 1947 và năm 2020 khi Vua Willem-Alexander của Hà Lan xin lỗi về việc quân đội thực dân Hà Lan đã sử dụng “bạo lực quá mức” ở Indonesia.
Bình luận (0)