Mỹ buộc phải điều chỉnh kế hoạch áp trần giá dầu Nga

27/10/2022 19:30 GMT+7

Các nguồn tin cho biết Mỹ cân nhắc tăng trần giá dầu Nga nhằm thu hút nhiều nước tham gia.

Cảng dầu Kozmino của Nga, cách Vladivostok khoảng 100 km

reuters

Hãng Bloomberg ngày 27.10 dẫn các nguồn tin cho hay giới chức Mỹ buộc phải điều chỉnh kế hoạch áp trần giá dầu Nga, sau những ngờ vực từ các nhà đầu tư và nguy cơ ngày càng lớn đối với thị trường tài chính do tính biến động của giá dầu và nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Thay vì kiềm chế doanh thu dầu của Nga bằng cách áp trần nghiêm ngặt đối với giá dầu với sự tham gia của nhiều nước, Mỹ và Liên minh châu Âu nhiều khả năng sẽ dàn xếp một mức trần nới lỏng hơn so với mức giá dự kiến, mà hiện chỉ có G7 và Úc cam kết sẽ tuân thủ.

Nga vẫn 'thu đậm' từ dầu khí, sẵn sàng chuyển trọng tâm sang châu Á nếu phương Tây áp giá trần

Theo các nguồn tin, Hàn Quốc cũng trao đổi riêng với các nước G7 về cam kết ủng hộ kế hoạch. Giới chức các nước G7 cũng tìm cách lôi kéo sự ủng hộ của New Zealand và Na Uy. Tuy nhiên, rõ ràng là một số nước là đối tác thương mại quan trọng với Nga như Ấn Độ sẽ không tham gia.

G7 gồm các nước Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Ý.

Theo tính toán trước đó trong kế hoạch của Mỹ, mức trần giá dầu sẽ rơi vào khoảng từ 40-60 USD/thùng đang được được cân nhắc, trong đó một số quan chức muốn giữ giới hạn gần mức đáy của ngưỡng trên nhằm đạt mục tiêu chặn nguồn doanh thu của Nga.

Tuy nhiên, giờ đây, những quan chức liên quan kế hoạch đang thảo luận về mức trần cao hơn ngưỡng trên, dù một số quan chức EU tin rằng sẽ giúp Nga tiếp tục có nguồn thu đáng kể.

Tại sao giá khí đốt châu Âu giảm?

Trong thông cáo, phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Adrienne Watson cho biết Nhà Trắng đang theo hướng áp một mức trần hiệu quả với sự phối hợp cùng G7 và các đối tác khác. Trả lời đề nghị đưa ra bình luận, một quan chức cấp cao Bộ Tài chính Mỹ cho biết Washington chưa từng thảo luận phạm vi mức giá trần với các đồng minh.

Ước tính Nga thu về 15 tỉ USD doanh thu từ dầu trong tháng 9. Giới chuyên môn cho rằng trong thị trường hiện nay, cơ chế áp trần giá do bên tiêu thụ đưa ra và nhằm riêng vào một nhà sản xuất khó đạt hiệu quả.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dọa sẽ không bán dầu cho bên nào tham gia vào kế hoạch áp trần giá dầu của Mỹ và EU.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.