Mỹ đòi trừng phạt Nga vì vi phạm Hiệp ước tên lửa tầm trung

02/12/2015 14:00 GMT+7

Theo hãng tin RIA Novosti ngày 2.12, Washington cáo buộc Moscow vi phạm Hiệp ước tiêu hủy tên lửa tầm trung và tầm ngắn và dọa áp dụng những biện pháp trừng phạt nặng hơn.

Theo hãng tin RIA Novosti ngày 2.12, Washington cáo buộc Moscow vi phạm Hiệp ước tiêu hủy tên lửa tầm trung và tầm ngắn và dọa áp dụng những biện pháp trừng phạt nặng hơn.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander (tầm bắn tối đa 500 km) tham dự diễn tập Army-2015 ở Kubinka, ngoại ô Moscow, Nga ngày 17.6.2015 - Ảnh: ReutersTên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander (tầm bắn tối đa 500 km) tham dự diễn tập Army-2015 ở Kubinka, ngoại ô Moscow, Nga ngày 17.6.2015 - Ảnh: Reuters

Trong một buổi điều trần tại Hạ viện Mỹ, bà Rose Gottemoeller, người đứng đầu Ủy ban Kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế cho biết đang xem xét khả năng áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga vì cho rằng Nga vi phạm Hiệp ước tiêu hủy tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF), nhưng vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

Bà Rose Gottemoeller nhắc lại rằng trước đó Mỹ cùng với EU đã áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga vì tình hình ở Ukraine, và theo lời bà, biện pháp này rất hiệu quả.

Các quan chức chính phủ Mỹ đã nhiều lần tuyên bố về khả năng sử dụng các biện pháp kinh tế và quân sự chống lại Nga vì hành vi bị cáo buộc là vi phạm Hiệp ước INF. Tuy nhiên, chưa có quyết định nào được thực hiện và điều này gây bất mãn cho nhiều thành viên Quốc hội, đặc biệt là các nghị sĩ đảng Cộng hòa vốn thường xuyên chỉ trích chính quyền của tổng thống đương nhiệm Barack Obama.

Mỹ luôn ủng hộ việc duy trì hiệu lực Hiệp ước INF, theo Washington, để bảo đảm an ninh cho nước Mỹ và thế giới nói chung. Về phần mình, Moscow tuyên bố rằng Nga luôn tôn trọng hiệp ước và tố rằng với hành vi triển khai các loại vũ khí bị cấm, chính Mỹ mới là bên vi phạm hiệp ước.

Hiệp ước INF được ký kết giữa Mỹ và Liên Xô vào năm 1987, có hiệu lực vào năm 1988. Hai bên cam kết tiêu hủy hoàn toàn các chủng loại tên lửa tầm trung (tầm bắn 1.000-5.500 km) và tầm ngắn (500 – 1.000 km) cùng các thiết bị phụ trợ. Theo thỏa thuận, việc tiêu hủy phải được thực hiện xong trước năm 1991 và từ đó đến năm 2001, hai bên tiến hành kiểm tra lẫn nhau. Tuy nhiên, các quốc gia khác, bao gồm các nước châu Âu, vẫn có thể sở hữu những loại tên lửa này.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.