Thông tin trên nằm trong báo cáo thường niên được trình lên quốc hội. Tài liệu dày 97 trang tập trung vào phát triển quân sự của Trung Quốc trong năm 2016 với chi tiêu quốc phòng ước tính trên 180 tỉ USD (4 triệu tỉ đồng).
Theo báo cáo, con số chi tiêu này vượt trội so với mức chi tiêu Trung Quốc công bố chính thức là 140 tỉ USD. Các lãnh đạo Trung Quốc có vẻ đã cam kết tăng chi tiêu quốc phòng nhằm đối phó “tương lai có thể thấy trước” dù kinh tế phát triển chậm.
Lầu Năm Góc nhiều lần nhắc lại việc Trung Quốc xây căn cứ hải ngoại đầu tiên ở Djibouti, nằm ở vị trí chiến lược ở phía nam cửa ngõ Hồng Hải trên đường vào kênh đào Suez. Mỹ cũng có hiện diện quân sự tại quốc gia châu Phi này.
“Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tìm cách lập thêm căn cứ quân sự ở các quốc gia có mối quan hệ hữu nghị lâu đời và chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược như Pakistan”, báo cáo nhận định.
Trong khi đó, vị trí chiến lược của Djibouti ở rìa tây bắc Ấn Độ Dương khiến Ấn Độ lo ngại quốc gia này sẽ góp phần hình thành vành đai quân sự của Trung Quốc tại khu vực cùng với Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka.
tin liên quan
Trung Quốc phủ nhận mở rộng hoạt động quân sự ở nước ngoàiCăn cứ của Trung Quốc ở Djibouti không phải là sự mở rộng quân sự ở nước ngoài, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 30.11 cho biết sau chuyến thăm của một lãnh đạo cấp cao quân đội nước này đến châu Phi.
Báo cáo không đề cập đến khả năng Ấn Độ sẽ phản ứng ra sao nếu Trung Quốc xây căn cứ ở Pakistan nhưng nêu rõ rằng nước này đã trở thành thị trường nhập khẩu vũ khí quan trọng của Bắc Kinh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Năm ngoái, Trung Quốc thỏa thuận bán 8 tàu ngầm cho Pakistan.
Tổng trị giá xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc từ năm 2011-2015 đạt mức hơn 20 tỉ USD, trong đó 9 tỉ USD từ xuất khẩu đến khu vực này.
Báo cáo cũng đề cập đến phát triển quân sự của Trung Quốc trên biển và trên vũ trụ. Trong những năm gần đây, Lầu Năm Góc luôn quan ngại về việc do thám trên mạng và cho rằng các máy tính của chính phủ Mỹ từng bị xâm nhập từ Trung Quốc trong năm ngoái.
“Trung Quốc sử dụng khả năng tấn công mạng để hỗ trợ thu thập thông tin tình báo trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và công nghiệp quốc phòng của Mỹ”, báo cáo nêu rõ.
Liên quan đến hải quân, báo cáo dự đoán Trung Quốc sẽ có hàng không mẫu hạm tự thiết kế và sản xuất đi vào vận hành năm 2020.
tin liên quan
Vỡ mộng với vũ khí Trung QuốcƯu thế giá rẻ của khí tài quân sự từ Trung Quốc đang đứng trước nghi vấn về chất lượng và độ an toàn sau những sự cố liên tiếp xảy ra tại nhiều nước trong thời gian gần đây.
Bình luận (0)