Mỹ: Hàng ngàn di dân nghi khủng bố vẫn được nhập cảnh

22/12/2015 15:07 GMT+7

Hàng ngàn di dân bị tình nghi khủng bố được cho phép nhập cảnh vào Mỹ rồi bị rút visa sau đó, cao gấp 4 lần con số bị từ chối cấp visa vì nghi ngờ khủng bố.

Hàng ngàn di dân bị tình nghi khủng bố được cho phép nhập cảnh vào Mỹ rồi bị rút visa sau đó, cao gấp 4 lần con số bị từ chối cấp visa vì nghi ngờ khủng bố.

Khâu kiểm tra an ninh tại một sân bay Mỹ - Ảnh: ReutersKhâu kiểm tra an ninh tại một sân bay Mỹ - Ảnh: Reuters
Tờ The Washington Post hôm 21.12 cho biết hệ thống giám sát dân di cư của Mỹ quá tồi tệ khi chấp nhận hàng ngàn phần tử khủng bố hoặc liên quan đến khủng bố vào nước Mỹ, và con số người bị tình nghi khủng bố được vào Mỹ gấp 4 lần so với con số đã bị ngăn chặn.
Dẫn nguồn từ báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước, The Washington Post cho biết hơn 2.231 cá nhân bị từ chối cấp visa vì tình nghi có liên quan đến khủng bố tính từ năm 2001 đến nay. Cũng trong thời gian này, giới chức Mỹ đã thu hồi visa nhập cảnh đối với 9.500 cá nhân với cùng lý do và buộc họ rời khỏi nước Mỹ.
“Đó là con số tình nghi bị phát hiện, còn nhiều kẻ tình nghi ở ngoài chưa bị phát hiện. Bọn họ đã xâm nhập được vào nước Mỹ nhưng giới chức không phát hiện ra”, The Washington Post bình luận.
Nhắc đến vụ thảm sát ở San Bernardino, California hồi tháng 11.2015, tờ báo cho biết Tashfeen Malik, người phụ nữ được cho đã cùng chồng tham gia vụ xả súng làm 14 người thiệt mạng, nằm trong nhóm di dân có liên quan khủng bố nhập cảnh thành công vào nước Mỹ mà không bị phát giác. Giới chức Mỹ chỉ phát hiện được Malik sau vụ thảm sát.
Một trường hợp khác là vụ Umar Farouk Abdulmutallab, kẻ đánh bom hồi Giáng sinh năm 2009. Abdulmutallab giấu bom trong quần lót và suýt nữa làm nổ tung một chiếc máy bay. Cơ quan di trú Mỹ cũng không phát hiện được trường hợp này nếu cha của Abdulmutallab không báo với nhà chức trách về hành vi khủng bố của con trai mình, theo tờ The Wall Street Journal.
Tồi tệ hơn nữa là sau khi nhà chức trách phát hiện sai sót và rút visa đối với những kẻ tình nghi, họ cũng mất luôn dấu vết của những kẻ bị tình nghi khủng bố đó. Jason Chaffetz, Chủ tịch Ủy ban giám sát và cải cách chính phủ của Hạ viện Mỹ cho biết “không biết thông tin gì sau khi đã rút visa của 9.500 người bị tình nghi khủng bố”. Điều này gây nhiều l ngại nhóm tình nghi này có thể tìm cách vào nước Mỹ bằng nhiều cách khác.
Từ vụ việc này khiến người ta lo ngại chính sách tiếp nhận 10.000 người tị nạn Syria của Washington. Dẫu vậy, nội các Tổng thống Barack Obama vẫn khẳng định hệ thống giám sát nhập cảnh của Mỹ là an toàn và hiệu quả.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.