Tàu khu trục USS John Paul Jones của Mỹ phóng tên lửa SM-6 trong một đợt thử vũ khí năm 2014 |
Hải quân Mỹ |
Phát biểu tại một hội thảo do Hiệp hội các kỹ sư hải quân Mỹ hồi tuần rồi, ông Hill tuyên bố hải quân nước này có khả năng ngăn chặn tên lửa bội siêu thanh của đối phương bằng cách sử dụng các hệ thống cảm biến hiện nay, theo hãng tin Sputnik hôm nay 6.2.
Ông Hill còn lưu ý Hệ thống tác chiến Aegis trên một số tàu chiến của hải quân Mỹ, cùng với tên lửa đối không RIM-66, cũng sẽ góp phần chống lại các mối đe dọa từ vũ khí bội siêu thanh và tên lửa đạn đạo trong giai đoạn cuối. Tuy nhiên, ông thừa nhận các hệ thống tên lửa phòng thủ giai đoạn cuối không đủ để chống lại các mối đe dọa từ vũ khí bội siêu thanh.
Tên lửa bội siêu thanh đáng sợ đến mức nào? |
SM-6 được tập đoàn quốc phòng Mỹ Raytheon phát triển vào thập niên 2000 và được hải quân nước này đưa vào sử dụng từ năm 2013. Úc, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã mua SM-6, theo Sputnik.
Ngoài vai trò chính là chống máy bay và tên lửa đạn đạo, SM-6 còn được xem là tên lửa hành trình chống hạm. Quân đội Mỹ hiện chưa có hệ thống tên lửa bội siêu thanh nên SM-6 được cho là chưa trải qua cuộc thử nghiệm chống mục tiêu bội siêu thanh, theo Sputnik.
Hiện chưa có quốc gia nào công khai thể hiện khả năng chống lại các tên lửa bội siêu thanh. Tuy nhiên, Lực lượng không gian vũ trụ Nga cam đoan rằng hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 sẽ có khả năng đánh chặn và phá hủy những mục tiêu bội siêu thanh, theo Sputnik. S-500 đã được đưa vào phục vụ trong quân đội Nga từ tháng 9.2021.
Bình luận (0)