(TNO) Liên minh châu Âu (EU) có thể lên tiếng mạnh mẽ hơn về hoạt động xây đắp phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, kêu gọi các giải pháp hoà bình và tôn trọng luật pháp quốc tế, Reuters dẫn lời kêu gọi từ Mỹ.
Tổng thống Mỹ Obama (giữa), bên cạnh Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Mỹ cho rằng EU nên có tiếng nói mạnh mẽ hơn để hỗ trợ Mỹ duy trì an ninh tại Biển Đông - Ảnh: Reuters
|
Reuters ngày 29.7 gọi đây là "lời khiển trách hiếm hoi" của Mỹ đối với EU, Washington cho rằng khối này có thể tham gia sâu hơn trong việc hỗ trợ Mỹ trong những tranh cãi với Trung Quốc về việc quân sự hóa các cơ sở nhân tạo xây phi pháp trên Biển Đông.
Bà Amy Searight, phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Nam Á và Đông Nam Á, cho rằng "sẽ rất hữu ích nếu EU rõ ràng hơn về việc ủng hộ những nguyên tắc này".
"Thêm một chút tiếp cận mang khuynh hướng thúc đẩy sẽ khiến mọi thứ tốt hơn, ví dụ ngăn mở rộng việc khai hoang, ngăn quân sự hóa", bà Amy Searight nói tại cuộc thảo luận về chính sách của Mỹ và EU với Đông Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington ngày 29.7.
Trước tình hình căng thẳng trên Biển Đông tiếp tục leo thang với những hoạt động bồi đắp, quân sự hóa các cơ sở xây cất trái phép và tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc, phía Mỹ đã kêu gọi EU lên tiếng.
Ông Michael Fuchs, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ ở khu vực Đông Á, cho biết cần phải giảm thiểu nguy cơ xung đột ở Biển Đông. Mặc dù vậy ông David O'Sullivan, Đại sứ EU tại Mỹ cho biết EU và Mỹ có mục tiêu rất giống nhau, nhưng những tuyên bố như vậy là bước ngoặt cần thận trọng.
"Việc lên tiếng một cách tuyệt đối đôi khi hữu ích và đôi khi phản tác dụng", Reuters dẫn lời ông O'Sullivan.
Ông O'Sullivan nói EU lo ngại về về an ninh ở Đông Á và đã gia tăng mối quan tâm về việc này, nhưng mọi chuyện cũng nên có giới hạn.
"Điều cuối cùng khu vực này cần là tàu chiến. Tôi không nghĩ rằng điều đó sẽ đóng góp cho sự an ninh trong tương lai của khu vực", ông O'Sullivan nói thêm.
"Việc lên tiếng một cách tuyệt đối đôi khi hữu ích và đôi khi phản tác dụng", Reuters dẫn lời ông O'Sullivan.
Ông O'Sullivan nói EU lo ngại về về an ninh ở Đông Á và đã gia tăng mối quan tâm về việc này, nhưng mọi chuyện cũng nên có giới hạn.
"Điều cuối cùng khu vực này cần là tàu chiến. Tôi không nghĩ rằng điều đó sẽ đóng góp cho sự an ninh trong tương lai của khu vực", ông O'Sullivan nói thêm.
Bình luận (0)