Mỹ muốn kéo dài hoạt động Trạm Không gian Quốc tế đến 2030

01/01/2022 08:37 GMT+7

Ngày 31.12, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ kéo dài thời gian hoạt động của Trạm Không gian Quốc tế đến năm 2030, tức hơn 6 năm so với dự kiến, nhưng quyết định này cần sự nhất trí của Nga.

Trạm Không gian Quốc tế

nasa

Ông Bill Nelson, Giám đốc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), cho hay đã nhận được chỉ thị của chính quyền Washington để bắt tay làm việc với các đối tác khác của ISS về vấn đề trên.

Các đối tác hiện tại của Mỹ bao gồm Cơ quan Không gian châu Âu (ESA), Cơ quan Không gian Canada, Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos).

Để ISS có thể hoạt động đến hết thập niên hiện tại, NASA cần có sự nhất trí của các đối tác quốc tế và được Quốc hội Mỹ tiếp tục cấp ngân sách, theo Space.com. Hiện Quốc hội Mỹ chỉ mới phê chuẩn ngân sách đến năm 2024, thời hạn ISS chấm dứt hoạt động theo kế hoạch ban đầu.

Tỉ phú Elon Musk bác cáo buộc "gây tắc nghẽn" không gian bằng vệ tinh Starlink

Được thiết lập năm 1998, ISS liên tục đón các đoàn phi hành gia lưu trú suốt hơn 21 năm. Trên vai trò phòng thí nghiệm ở môi trường vi trọng lực, ISS đã diễn ra hơn 3.000 cuộc nghiên cứu do ít nhất 4.200 nhà khoa học trên toàn thế giới thực hiện. Gần 110 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia các hoạt động trên trạm suốt những năm qua, bao gồm hơn 1,5 triệu sinh viên/năm.

Trước đó, ESA lên tiếng ủng hộ tiếp tục kéo dài ISS đến năm 2030. Còn JAXA xác nhận phòng thí nghiệm Kibo và các bộ phận liên quan đủ sức ủng hộ hoạt động trên trạm đến thời điểm đó.

Về phần mình, Roscosmos từng cho biết muốn rời thỏa thuận liên quan ISS trong năm 2025 để phát triển trạm không gian riêng. Tuy nhiên, Nga vừa kết nối mô đun phòng thí nghiệm đa chức năng mới Nauka và mô đun cổng Prichal vào trạm.

Mô đun Prichal nặng 5 tấn, có 6 cổng ghép nối, đã được tên lửa đẩy Soyuz-2.1b đưa lên quỹ đạo vào cuối tháng 11.2021.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.