Nghẹt thở đến giây cuối cùng
Ở ngày thi đấu cuối cùng, cuộc đua tranh vị trí đầu trên bảng tổng sắp huy chương chỉ còn là cuộc đấu tay đôi giữa Trung Quốc và Mỹ. Cuộc đua tranh thực sự hấp dẫn và kịch tính đến phút chót.
Trong ngày 11.8, trước khi trận chung kết bóng rổ nữ - sự kiện tranh tài cuối cùng - diễn ra, đoàn thể thao Trung Quốc đứng đầu bảng tổng sắp với tổng cộng 91 huy chương (40 HCV, 27 HCB và 24 HCĐ). Trong khi đó, đoàn thể thao Mỹ đứng nhì có tổng cộng 125 huy chương (39 HCV, 44 HCB và 42 HCĐ). Vì vậy, Mỹ sẽ cân bằng số HCV với Trung Quốc đồng thời soán ngôi đầu nếu đội tuyển nữ bóng rổ giành chiến thắng ở trận chung kết gặp chủ nhà Pháp.
Trận chung kết bóng rổ nữ diễn ra căng thẳng khi chủ nhà Pháp liên tục bám đuổi điểm số đến những giây phút cuối cùng. Trong đó, đội tuyển bóng rổ Mỹ đã giành chiến thắng với điểm số sít sao 67-66 để đoạt HCV. Với chức vô địch bóng rổ, đoàn thể thao Mỹ có 40 HCV như Trung Quốc nhưng chiếm vị trí đầu bảng tổng sắp nhờ hơn HCB. Như vậy, thể thao Mỹ tiếp tục thống trị Olympic khi đây là lần thứ 5 liên tiếp họ đứng ngôi đầu bảng tổng sắp.
Đứng sau Mỹ và Trung Quốc trên bảng tổng sắp huy chương lần lượt là Nhật Bản (20 HCV, 12 HCB, 13 HCĐ), Úc (18 HCV, 19 HCB, 16 HCĐ), tiếp đến là chủ nhà Pháp (16 HCV, 26 HCB, 22 HCĐ), Hà Lan, Anh, Hàn Quốc, Ý và Đức...
Nhìn lại kỳ Olympic chưa từng có trong lịch sử: Ấn tượng nhiều, lùm xùm cũng không ít
Nước nào đứng đầu Đông Nam Á?
Philippines với 2 HCV và 2 HCĐ đạt thứ hạng 37 trên bảng tổng sắp huy chương, đứng đầu thể thao Đông Nam Á về thành tích tại Olympic 2024. Kế đến là Indonesia (hạng 39 với 2 HCV, 1 HCĐ), Thái Lan (hạng 44 - 1 HCV, 3 HCB và 1 HCĐ), Malaysia (hạng 80 - 2 HCĐ).
Thể thao Việt Nam tiếp tục trải qua thêm kỳ Olympic thất vọng khi không đoạt huy chương nào tại Pháp lần này. Đoàn thể thao Việt Nam có 16 VĐV tham dự Olympic 2024 (trong đó có 14 vé chính thức và 2 vé đặc cách). Người lớn tuổi nhất là VĐV Phạm Thị Huệ sinh năm 1990 (môn rowing) và nhỏ tuổi nhất là 2 VĐV Trần Thị Nhi Yến (môn điền kinh), Võ Thị Mỹ Tiên (môn bơi) đều sinh năm 2005.
Trong số các VĐV, xạ thủ Trịnh Thu Vinh là người có thành tích tốt nhất khi lọt vào chung kết 2 nội dung là 10 m súng ngắn hơi nữ (đứng hạng 4 chung cuộc) và 25 m súng ngắn thể thao nữ (đứng hạng 7 chung cuộc). Ở các môn đối kháng, Lê Đức Phát và Nguyễn Thùy Linh (môn cầu lông) cùng Hà Thị Linh (môn quyền anh) mỗi người giành được 1 chiến thắng trước khi dừng bước ở vòng bảng.
Philippines, Thái Lan bồi dưỡng tài năng thế nào để giành HCV Olympic?
Ở 2 môn đua thuyền là rowing và cannoeing, lần lượt 2 VĐV Phạm Thị Huệ và Nguyễn Thị Hương đều dừng bước ở tứ kết. Cua rơ Nguyễn Thị Thật về đích thứ 73 chung cuộc ở nội dung xe đạp đường trường nữ. Còn lại, với các nội dung thi đấu vòng loại tranh vé vào chung kết khác (như bắn cung, bơi, điền kinh,...), các VĐV Việt Nam hầu như không vượt qua được vòng loại.
Bình luận (0)