Thị trường mỹ phẩm gần đây đang xôn xao những thông tin về việc đóng cửa và thu hồi hàng loạt mỹ phẩm tại các tỉnh miền Tây. Còn theo một cuộc khảo sát gần đây của Công ty Nielsen và tổ đặc quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, hiện, có đến hơn 50% số mỹ phẩm tại nước ta bị làm giả. Riêng ở Hà Nội, đã có tới 47% mỹ phẩm lưu hành là hàng giả, hàng nhái!
Thực tế đáng báo động này đang gây ra tâm lí hoang mang cho người tiêu dùng (không những làm xói mòn lòng tin của người tiêu dùng đối với mặt hàng mỹ phẩm trong nước mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của những cơ sở kinh doanh chính hãng)
Hàng loạt câu hỏi đã được đặt ra, thậm chí đã nhiều lần “gây bão” trong cả nghị trường quốc hội như:
Trong suốt thời gian vừa qua, những sản phẩm nhái giả đã ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ như thế nào?
Làm sao để nhận biết được sản phẩm nhái giả giữa một rừng các sản phẩm mỹ phẩm trôi nổi được bày bán tràn lan trên toàn quốc?
Mỹ phẩm nhái giả đã “giết” người như thế nào?
Mỹ phẩm làm đẹp từ nước hoa, kem dưỡng da, đến dầu gội, sơn móng tay... đều thuộc loại sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với làn da của chúng ta. Vì vậy nếu bị dị ứng hoặc sử dụng phải sản phẩm kém chất lượng, tất cả những tác hại sẽ thể hiện rõ trên da mặt và cơ thể của bạn. Đồng thời, với những trường hợp nghiêm trọng sẽ để lại di chứng theo bạn suốt đời.
Những năm gần đây, số ca nhập viện vì dị ứng mỹ phẩm ngày càng gia tăng một cách chóng mặt. Trong 10 trường hợp nhập viện vì dị ứng mỹ phẩm thì có đến 7 trường hợp là do mỹ phẩm làm trắng da và mỹ phẩm trang điểm. (Theo Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
Những bệnh nhân khi nhập viện vì dị ứng mỹ phẩm kém chất lượng hầu hết đều ở trường hợp nặng và khó điều trị.
Những tác hại của mỹ phẩm nhái giả mà bạn có thể dễ dàng nhận ra ngay sau vài lần sử dụng đầu tiên là:
Tác hại của dị ứng mỹ phẩm giai đoạn 1
|
Một số loại mỹ phẩm giả trong vài tuần đầu có vẻ phát huy tác dụng, khiến da đẹp và mịn màng hơn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, chậm nhất là từ tuần thứ 2 theo cơ địa mỗi người, da của bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:
Da sưng tấy và lở loét gây đau đớn cho người sử dụng mỹ phẩm.
Khô rát và teo da gây bong tróc vẩy trên da như rắn lột da. Những mảng da bị lột rất dày và gây đau nhức và rát toàn thân.
Nguy hại nhất là gây ung thư da, suy giảm chức năng tế bào máu
Nếu bị bệnh khác kết hợp dị ứng mỹ phẩm nhái giả có thể dẫn đến viêm nhiễm nội tạng, hoại tử, dẫn đến tử vong
Dị ứng mỹ phẩm giai đoạn nặng
|
Các chuyên gia y tế cho rằng phụ nữ không nên lạm dụng mỹ phẩm. Và bước thử mỹ phẩm trước khi sử dụng là vô cùng quan trọng. Nên chọn mua những loại mỹ phẩm quen dùng, có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đáng tin cậy và không gây dị ứng. Bên cạnh đó, chúng ta phải biết được cấu trúc da của mình để phân loại mỹ phẩm nào phù hợp với làn da đó
Làm sao phân biệt mỹ phẩm THẬT – GIẢ ?
Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp để phân biệt được mỹ phẩm thật – giả, chỉ cần bạn chú ý tìm hiểu sản phẩm trước khi bỏ tiền ra mua và sử dụng.
1. Tem chống hàng giả - Tem nhà phân phối – Mã vạch và chữ ký số
3 bước nhận biết sản phẩm mỹ phẩm thật
|
Bất cứ sản phẩm THẬT VÀ CHÍNH HÃNG nào cũng cần phải có đủ 3 yếu tố:
- Tem chống hàng giả
- Tem chính hãng của nhà phân phối
- Mã vạch và chữ ký số
Tất cả 3 yếu tố trên đều phải được đảm bảo không bị bong tróc và vẫn được giữ nguyên trên sản phẩm.
2. Mẫu mã
Mẫu mã sản phẩm rất dễ bị nhái giả. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, bạn sẽ dễ dàng nhận biết một số dấu hiệu trên mẫu mã của sản phẩm nhái giả như:
-Tên sản phẩm: Để tránh bị các nhà chức trách kiểm tra vi phạm bản quyền thương hiệu, các sản phẩm nhái giả hoặc các cơ sở làm giả sản phẩm thường sử dụng những cái tên na ná sản phẩm thật. Đánh vào sự thiếu am hiểu sản phẩm của người tiêu dùng. Ví dụ: Doctors Skin, Ohuy, Body Food... (đây đều là những tên thương hiệu nhái giả thương hiệu thật).
-Hộp và chai đựng sản phẩm: Các cơ sở sản xuất hàng nhái giả sẽ không có đẩy đủ công nghệ hiện đại để sản xuất bao bì như chính hãng. Vì vậy, nếu bạn chú ý, bao bì và mẫu mã của các sản phẩm nhái sẽ không được chú ý nội dung và thiết kế rất ẩu.
3. Thành phần và xuất xứ
Các sản phẩm giả thường không dám ghi đầy đủ các thành phần và xuất xứ trên sản phẩm. Ngay cả cơ sở sản xuất cũng ít được công bố. Tránh trường hợp sản phẩm kém chất lượng bị người tiêu dùng phản ứng.
3 phương pháp phân biệt mỹ phẩm thật – giả trên chỉ là một số những phương pháp trực quan để kiểm định. Với công nghệ nhái giả ngày càng tinh vi và hiện đại, thực sự rất khó để người tiêu dùng có thể an tâm với sản phẩm mỹ phẩm mình đang/sắp sử dụng.
Vì vậy, bạn nên tin tưởng và tìm đến những nhà phân phối, những công ty mỹ phẩm uy tín đã được cấp phép hoạt động của Bộ công an và sở Y tế.
Sử dụng sản phẩm thật và chính hãng để tránh tiền mất tật mang
Theo ông Mai Xuân Dưỡng – Giám đốc Công ty Mỹ phẩm Mai Hân cho biết: “Trong hơn 9 năm hoạt động trong ngành mỹ phẩm, hơn ai hết, chúng tôi hiểu rất rõ về tình hình mỹ phẩm nhái giả tràn lan trên thị trường Việt Nam.
Công ty Mỹ phẩm Mai Hân tự hào là một trong những nhà cung cấp uy tín hàng đầu Việt Nam trong ngành mỹ phẩm
|
Người ta thường nói “phụ nữ quý nhan sắc của mình như sinh mệnh”. Vậy nên, bạn hãy là một người tiêu dùng thông minh và sáng suốt, đừng để tiền mất tật mang nhé!
Bình luận (0)