Mỹ phê duyệt 52 tỉ USD cho các nhà sản xuất chip

28/07/2022 17:45 GMT+7

Với tỷ lệ bỏ phiếu 64 - 32, Thượng viện Mỹ đã thông qua một đề xuất cho Đạo luật CHIPS, cho phép các nhà sản xuất bán dẫn có thể nhận được khoản tiền hỗ trợ 52 tỉ USD từ chính phủ để thúc đẩy sản xuất chip tại Mỹ.

Theo ChannelAsia, dự luật cũng sẽ cung cấp khoản ưu đãi thuế 25% cho các nhà đầu tư, tuy nhiên nó vẫn cần phải được thông qua bởi Hạ viện Mỹ và Tổng thống Joe Biden phê chuẩn để trở thành luật. Trong khi 2 tỉ USD trong gói trợ cấp được sử dụng để hỗ trợ trực tiếp đã được cung cấp cho các công nghệ mà Bộ Quốc phòng muốn sản xuất ở Mỹ, 50 tỉ USD còn lại dành cho việc phát triển thêm ngành sản xuất chip trong nước.

Dự luật CHIPS gây tranh cãi cuối cùng đã được thông qua bởi Thượng viện Mỹ

Dreamstime

Nếu Đạo luật CHIPS được chính thức thông qua, đó sẽ là một chiến thắng lớn cho các công ty như Intel vốn đã có các cơ sở sản xuất ở Mỹ. Tuy nhiên, các công ty chip khác, đặc biệt là các công ty đóng vai trò chính trong thiết kế chip nhưng không tự sản xuất sản phẩm cảnh báo rằng dự luật không đủ xa trong việc giúp đỡ ngành công nghiệp silicon của Mỹ. Các nhà lập pháp cũng kêu gọi hỗ trợ các nhà thiết kế chip.

CEO công ty thiết kế chip không dây EdgeQ Vinay Ravuri cho biết Mỹ có nguy cơ mất lợi thế trong đổi mới khi không cung cấp tài trợ cho các nhà thiết kế và các doanh nghiệp silicon nổi tiếng khác.

“Đạo luật CHIPS giải quyết vấn đề quy mô mở rộng nhưng không thực sự khéo léo. Chúng cần hỗ trợ các công ty tiên tiến, đặc biệt là những công ty thúc đẩy phá vỡ và nâng cao ngành công nghiệp ở các lĩnh vực mới, như 5G và AI”.

Phó chủ tịch Gartner Research và nhà phân tích Gaurav Gupta cho biết EdgeQ không phải là công ty duy nhất bị khó chịu bởi dự luật tập trung độc quyền vào lĩnh vực sản xuất chip, khi ông tin rằng sẽ “không mang lại lợi ích bình đẳng cho tất cả mọi người”.

Tuy nhiên, Gupta cho biết Đạo luật CHIPS vẫn là một yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với ngành sản xuất chip ở Mỹ, khiến nó trở nên cạnh tranh hơn nhiều so với sản xuất chất bán dẫn ở nước ngoài, vốn thường có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều.

Đạo luật CHIPS được thông qua vào đúng thời điểm ngành công nghiệp bán dẫn dự đoán có doanh thu chậm lại trong 18 tháng tới. Các số liệu từ Gartner cho biết doanh thu chip toàn cầu dự kiến sẽ tăng 7% trong suốt năm 2022, giảm từ mức 26% vào năm 2021 và giảm 2,5% vào năm 2023.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.