Thương vụ tiềm năng nói trên giữa Mỹ và Đức bao gồm 140 động cơ, hệ thống cảnh báo tên lửa, hệ thống định vị và một số thiết bị khác, theo Reuters dẫn thông báo từ Lầu Năm Góc.
"Thương vụ được đề xuất sẽ cải thiện khả năng vận tải hạng nặng của Đức. Đức dự định sử dụng khả năng vận tải này để tăng cường khả năng phòng thủ nội địa và ngăn chặn các mối đe dọa trong khu vực", Cơ quan Hợp tác An ninh quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc nhấn mạnh trong một tuyên bố.
Tuyên bố còn nhấn mạnh thương vụ này sẽ "hỗ trợ chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ bằng cách cải thiện an ninh của một đồng minh NATO, một lực lượng quan trọng đối với sự ổn định chính trị và kinh tế ở châu Âu", theo AFP.
DSCA đã thông báo cho Quốc hội Mỹ về gói bán trực thăng tiềm năng nói trên cho Đức. Tuy thương vụ đã được Bộ Ngoại giao Mỹ phê chuẩn, thông báo của Lầu Năm góc không cho biết hợp đồng đã được ký kết hoặc các cuộc đàm phán đã kết thúc hay chưa.
Vào năm ngoái, Đức công bố ý định mua 60 trực thăng Chinook từ Boeing để thay thế phi đội CH-53 đã "lão hóa". Boeing cho hay sẽ mất 3 năm để giao số lượng trực thăng này cho Đức.
Xe bọc thép Đức Puma lại là 'hổ giấy'?
Trước đó, Reuters ngày 10.5 dẫn lời hai nghị sĩ Đức cho hay nước này sẽ mua thêm 50 xe chiến đấu bộ binh Puma trị giá tổng cộng 1,5 tỉ euro (1,65 tỉ USD) cho các lực lượng vũ trang nước này Bundeswehr. Puma, do KMW và Rheinmetall chế tạo, đang từng bước thay thế dòng xe chiến đấu bộ binh Marder cũ kỹ của Đức.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thay đổi chính sách quốc phòng vào tháng 2.2022 sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, tăng mạnh chi tiêu quốc phòng và cam kết 100 tỉ euro cho Bundeswehr, theo Reuters.
Bình luận (0)