Chuyên san Foreign Policy ngày 14.2 dẫn lời đại tá Josh Jacques, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Miền trung Mỹ (CENTCOM), cho hay tổng cộng 5.265 viên đạn pháo DU xuyên giáp đã được tung vào chiến trường Syria hồi tháng 11.2015, trong 2 đợt không kích nhằm vào các đoàn xe chở dầu ở tỉnh Deir ez-Zor và Hasakah tại miền đông Syria.
Các máy bay tấn công mặt đất A-10 đã khai hỏa đạn pháo DU từ bệ pháo xoay 30 ly, tiêu diệt khoảng 350 xe tải, theo phát ngôn viên Jacques.
Trước đó 8 tháng, phát ngôn viên của lực lượng liên minh do Mỹ dẫn đầu là ông John Moore bác bỏ việc sử dụng loại vũ khí gây tranh cãi này, nguyên nhân chủ yếu là lúc đó Lầu Năm Góc cho rằng IS chưa sở hữu loại xe thiết giáp khiến Mỹ cần phải dùng đến đạn DU.
Được biết, quân đội Mỹ tin dùng DU nhờ vào năng lực xuyên thủng lớp giáp của những dòng xe tăng, thiết giáp hạng nặng nhất. Tuy nhiên, các phân tử DU xuyên không khí trong lúc khai hỏa có thể làm nhiễm xạ đất đai và vùng nước bên dưới, làm tăng nguy cơ nhiễm độc dẫn đến dị tật đối với thai nhi và ung thư trong trường hợp hít vào hoặc qua đường tiêu hóa.
Liên minh do Mỹ dẫn đầu đã cam đoan không dùng vũ khí DU tại Iraq, sau khi ước tính có khoảng 1 triệu đơn vị DU đã được sử dụng trong Chiến tranh Vùng Vịnh vào năm 1991 và trong cuộc chiến Iraq vào năm 2003.
DU bị tố là nguyên nhân đằng sau khiến tỉ lệ ung thư và dị tật thai nhi tăng mạnh tại các khu vực bị tấn công trong thập niên 1990. DU cũng bị xem là nghi phạm chính của “Hội chứng Chiến tranh Vùng Vịnh” ảnh hưởng đến các cựu binh Mỹ từng tham chiến vào năm 1991 và một số binh lính tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Balkan.
tin liên quan
Nga chuyển lô tên lửa đạn đạo lớn nhất đến SyriaLô hàng gồm 50 tên lửa đạn đạo tầm ngắn Tochka-U (SS-21) từ Nga lần lượt đã đến cảng
Tartus của Syria trên bờ Địa Trung Hải trong 2 ngày qua, theo đài Fox
News ngày 8.2 dẫn lời giới chức Mỹ.
Bình luận (0)