“30 nghi can đã bị bắt giữ” và “hành động pháp lý đang được xúc tiến chống lại họ”, tờ New Light of Myanmar đưa tin ngày 2.7, ý đề cập đến vụ việc ngày 3.6, khi những người Hồi giáo bị tấn công và sát hại trên xe buýt.
Các vụ bạo loạn và giết người làm nổi rõ những thách thức mà chính quyền dân sự đầu tiên của Myanmar đang phải đối mặt kể từ khi kết thúc năm thập niên cầm quyền của chế độ quân sự.
|
Chính quyền 15 tháng tuổi của Myanmar cho biết muốn tạo lập hòa bình và thống nhất giữa nhiều nhóm sắc tộc cũng như tôn giáo ở Myanmar, và đặc biệt là tại bang Rakhine ở miền bắc nước này - nơi mà lâu nay chất chứa căng thẳng giữa các cộng đồng.
Việc sát hại những người Hồi giáo rõ ràng là sự trả thù cho vụ cưỡng hiếp và sát hại một phụ nữ theo Phật giáo trước đó sáu ngày.
Ba người Hồi giáo đã bị kết tội sát hại người phụ nữ trong vụ việc kể trên. Một người đã tự sát trong khi hai người còn lại bị kết án tử hình trong hôm 18.6 vừa qua.
Hai vụ việc và những vụ bạo loạn xảy ra sau đó ở Rakhine đã thu hút sự chú ý đến mối thù giữa những người theo Phật giáo dân tộc Rakhine và hàng trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya.
Nhiều người Hồi giáo Rohingya đã sống tại Rakhine suốt nhiều thế hệ nhưng không được công nhận là công dân của Myanmar.
Hàng ngàn người Rakhine và người Rohingya đã rời bỏ nhà cửa do tình trạng bạo lực. Một số người Rohingya, vốn là những người Hồi giáo có nguồn gốc Nam Á, đã cố chạy sang nước Bangladesh láng giềng, nhưng phần lớn bị ép quay trở lại.
Trùng Quang
>> Bà Aung San Suu Kyi bị cấm gọi Myanmar là "Miến Điện
>> Thúc đẩy quan hệ hợp tác với Myanmar
>> Myanmar xử kẻ gây nguồn cơn bạo loạn
>> Myanmar sắp thả thêm tù chính trị
>> Coca-Cola “tái ngộ” Myanmar sau nửa thế kỷ
>> Lãnh đạo đối lập Myanmar đến châu u
>> Bất ổn ở miền tây Myanmar
Bình luận (0)