Nhờ đó, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cả năm ước đạt khoảng 2,35 - 3%, mặc dù không đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 7,5%), nhưng vẫn duy trì ổn định. Cân đối thu - chi ngân sách vẫn đảm bảo, như thu ngân sách nhà nước ước đạt 108,3% dự toán T.Ư giao, bảo đảm các nhiệm vụ chi theo dự toán, nhất là các nhiệm vụ chi phòng chống dịch bệnh, an sinh xã hội…
Năm 2022, Hà Nội triển khai đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ |
lê quân |
Ngoài ra, ông Dũng cũng yêu cầu các đơn vị của TP khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai trong năm 2022 đối với các chủ trương lớn như: đầu tư đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô; đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; rà soát, sửa đổi luật Thủ đô và Quy hoạch chung xây dựng thủ đô… tạo điều kiện thuận lợi cho thủ đô ngày càng phát triển.
Còn theo Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, dù mức tăng trưởng của TP không đạt chỉ tiêu, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước. Công tác quy hoạch được đẩy nhanh tiến độ; quản lý và phát triển đô thị có những chuyển biến tích cực.
Dù vậy, bên cạnh những kết quả đạt được còn một số tồn tại, hạn chế. Theo đó, 7 chỉ tiêu về kinh tế và một số lĩnh vực không đạt kế hoạch như: tốc độ tăng trưởng GRDP, vốn đầu tư xã hội phát triển, kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công... Dự kiến, trong kỳ họp kéo dài 3,5 ngày, HĐND TP sẽ dành thời gian để các đại biểu thảo luận, đề xuất giải pháp phù hợp, khả thi.
HĐND TP sẽ xem xét, thảo luận và thông qua 22 báo cáo, 8 nghị quyết thường kỳ và 12 nghị quyết chuyên đề, trong đó nhiều nội dung rất quan trọng như: phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; hoàn thiện kế hoạch đầu tư công 5 năm và kế hoạch năm 2022; chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn TP, giai đoạn 2021 - 2025…
Ngoài ra, HĐND TP sẽ chất vấn, tái chất vấn đối với chủ tịch, các phó chủ tịch UBND TP liên quan về 2 nhóm vấn đề: một là công tác phòng, chống dịch; việc triển khai các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn TP; hai là thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn TP.
* Thông tin với báo chí sáng cùng ngày, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng cho hay, từ 11.10 đến nay, số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội không ngừng tăng mạnh, với hơn 9.300 ca, bình quân 173 ca/ngày; trong đó gần 40% số ca trong cộng đồng. Đáng chú ý, ông Đinh Tiến Dũng cũng cảnh báo hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, nhất là trong việc quyết định biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, quyết định cho cách ly F1, điều trị F0 thể nhẹ tại nhà. Ông yêu cầu các đơn vị tập trung phân loại nhanh các ca F0, tuyệt đối không đẩy ca F0 thể nhẹ lên tuyến trên gây quá tải cho các tầng điều trị bệnh nhân nặng hơn.
Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, tính đến sáng qua 7.12 đã có 98 F0 được điều trị tại nhà. Hiện 16 quận, huyện đã triển khai thu dung, điều trị F0 tại các trạm y tế lưu động, 14 quận huyện còn lại đang triển khai.
Bình luận (0)