Năm cả nước gọi tên Hoàng Sa

05/01/2015 08:02 GMT+7

(TNO) 2014 có thể xem là năm Hoàng Sa khi hai tiếng thiêng liêng mang tên quần đảo của Tổ quốc vang vọng nhiều nhất trong tâm khảm người Việt. Không chỉ vì tròn 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm (19.1.1974 - 19.1.2014), mà toàn dân tộc đã có 75 ngày đêm kiên quyết đấu tranh, buộc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam.

(TNO) 2014 có thể xem là năm Hoàng Sa khi hai tiếng thiêng liêng mang tên quần đảo của Tổ quốc vang vọng nhiều nhất trong tâm khảm người Việt. Không chỉ vì tròn 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm (19.1.1974 - 19.1.2014), mà toàn dân tộc đã có 75 ngày đêm kiên quyết đấu tranh, buộc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Tàu hải cảnh của Trung Quốc hộ tống giàn khoan Hải Dương-981 đặt trái phép trên vùng biển của Việt Nam - Ảnh: Độc LậpTàu hải cảnh của Trung Quốc hộ tống giàn khoan Hải Dương-981 đặt trái phép trên vùng biển của Việt Nam - Ảnh: Độc Lập
Ngay đầu năm 2014, hàng loạt chuỗi sự kiện “Hướng về Hoàng Sa” được khởi động kéo dài từ 18 - 25.1 do UBND huyện Hoàng Sa chủ trì, dưới sự chỉ đạo của Thường trực Thành ủy và UBND TP.Đà Nẵng.
Ngày 19.1.2014 tại Bảo tàng Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tổ chức triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử lần thứ 6 trong 2 năm qua, công bố các tư liệu mới về căn cứ lịch sử - pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này.
Trong chuỗi hoạt động này, lần lượt các hội thảo cấp quốc gia về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa; đối thoại với nhân chứng sự kiện Hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974 cũng được các đơn bị cùng UBND huyện Hoàng Sa phối hợp tổ chức.
Theo ông Đặng Công Ngữ, nguyên Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa, chuỗi sự kiện liên tục, đa dạng nhằm tạo sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, dư luận trong và ngoài nước đối với sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19.1.1974, khẳng định lập trường của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Qua đó tuyên truyền nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trong các tầng lớp nhân dân.
“Lịch sử dân tộc đã ghi và phải ghi sự thật khách quan những gì đã xảy ra tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19.1.1974. Chính ngày này năm ấy đã diễn ra sự kiện bi hùng của lịch sử Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, người Việt Nam đã quyết chiến đấu đến cùng nhưng không giữ được đảo của mình. 40 năm trôi qua, phải nhắc lại sự kiện buồn để nhớ dân tộc ta đã đứng lên, đang và sẽ tiếp tục đấu tranh bằng mọi cách để đòi lại quần đảo thiêng liêng này”, ông Đặng Công ngữ nói.
Ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (thứ ba từ trái sang), thăm hỏi bà Huỳnh Thị Sinh - Ảnh: UBND huyện Hoàng Sa cung cấpÔng Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (thứ ba từ trái sang), thăm hỏi bà Huỳnh Thị Sinh - vợ của cố trung tá Ngụy Văn Thà (trung tá Thà là Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10, đã tử trận khi chiếc tàu này bị tàu Trung Quốc bắn cháy tại Hoàng Sa năm 1974) - Ảnh: UBND huyện Hoàng Sa cung cấp, chụp năm 2014 
Tại triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã khẳng định: “Việc sưu tập và công bố các tư liệu, những bằng chứng của Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa là công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng”. Cũng tại các hoạt động này, nguyên Chủ tịch Huyện Hoàng Sa, ông Đặng Công Ngữ cũng đã nói lời: “Vô cùng xin lỗi, ngàn lần xin lỗi vì mình chưa làm được nhiều trong đấu tranh tuyên truyền đòi lại Hoàng Sa cho Việt Nam”. Ngay sau lời cúi đầu xin lỗi của ông Ngữ và ca khúc Nơi đảo xa vang lên, ông Bùi Văn Tiếng, lúc bấy giờ là Trưởng Ban tổ chức Thành ủy TP.Đà Nẵng đã khóc nghẹn ngào, không ít người bên dưới cũng rưng rưng. Đó cũng chính là nỗi đau, sự trăn trở của nhiều thế hệ người Việt trong 40 năm qua.
Trong lễ khai mạc Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử ngày 19.1.2014 tại Bảo tàng Đà Nẵng, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định, các hoạt động hướng về Hoàng Sa, Trường Sa khẳng định lập trường yêu chuộng hòa bình chính nghĩa của Việt Nam và quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.Trong lễ khai mạc Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử ngày 19.1.2014 tại Bảo tàng Đà Nẵng, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định, các hoạt động hướng về Hoàng Sa, Trường Sa khẳng định lập trường yêu chuộng hòa bình chính nghĩa của Việt Nam và quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã khẳng định, trước sự phức tạp của tranh chấp chủ quyền biển Đông, việc sưu tập và công bố các tư liệu, những bằng chứng của Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa là công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng, trong đó có cả những tư liệu của Trung Quốc.Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã khẳng định, trước sự phức tạp của tranh chấp chủ quyền biển Đông, việc sưu tập và công bố các tư liệu, những bằng chứng của Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa là công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng, trong đó có cả những tư liệu của Trung Quốc
Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử TP.Đà Nẵng, nguyên Trưởng Ban tổ chức Thành ủy đã khóc tại buổi triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sửÔng Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử TP.Đà Nẵng, nguyên Trưởng Ban tổ chức Thành ủy đã khóc tại buổi Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử
Sau khi Sở Nội vụ chuyển về Trung tâm Hành chính TP.Đà Nẵng, trụ sở cũ được dành mở rộng không gian trưng bày các hiện vật, tư liệu, bằng chứng lịch sử của Việt Nam đối với Hoàng Sa.Sau khi Sở Nội vụ chuyển về Trung tâm Hành chính TP.Đà Nẵng, trụ sở cũ được dành mở rộng không gian trưng bày các hiện vật, tư liệu, bằng chứng lịch sử của Việt Nam đối với Hoàng Sa
Năm 2014 UBND huyện Hoàng Sa qua cuộc thi đã chọn phương án thiết kế “Con dấu và dấu mốc chủ quyền” của nhóm KTS Fuminori Minakami (Nhật Bản), Trần Quốc Thành và Nguyễn Huy Quang để xây dựng Nhà trưng bày Hoàng Sa, và UBND TP.Đà Nẵng cũng đã đồng ý bố trí khu đất rộng gấp đôi trước đó cho Nhà trưng bày này.Năm 2014 UBND huyện Hoàng Sa qua cuộc thi đã chọn phương án thiết kế “Con dấu và dấu mốc chủ quyền” của nhóm KTS Fuminori Minakami (Nhật Bản), Trần Quốc Thành và Nguyễn Huy Quang để xây dựng nhà trưng bày Hoàng Sa, và UBND TP.Đà Nẵng cũng đã đồng ý bố trí khu đất rộng gấp đôi trước đó cho nhà trưng bày này
Ông Trần Văn Hảo và ông Nguyễn Văn Cúc, 2 nhân chứng sống bị Trung Quốc bắt khi Trung Quốc tấn công đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19.1.1974.
Ông Trần Văn Hảo và ông Nguyễn Văn Cúc, 2 nhân chứng sống bị Trung Quốc bắt khi Trung Quốc tấn công đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19.1.1974.Ông Trần Văn Hảo và ông Nguyễn Văn Cúc, 2 nhân chứng sống bị Trung Quốc bắt khi Trung Quốc tấn công đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19.1.1974
Tàu Trung Quốc ngang ngược đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng khi giàn khoan xâm phạm vùng biển nước taTàu Trung Quốc ngang ngược đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng khi giàn khoan xâm phạm vùng biển nước ta
UBND huyện Hoàng Sa đã quyết định giữ nguyên trạng tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm để trưng bày làm bằng chứng tố cáo tội ác UBND huyện Hoàng Sa đã quyết định giữ nguyên trạng tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm để trưng bày làm bằng chứng tố cáo tội ác - Ảnh: Nguyễn Tú
Lời xin lỗi đó, giọt nước mắt đó, với gần 1.000 người có mặt tại buổi triển lãm ngày 19.1.2014, đặc biệt là giới trẻ, là minh chứng cho nỗ lực không ngừng trong cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của cả dân tộc.
Chung tay giữ biển
Tháng 5.2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.
40 năm trước (1974), những người vợ lính địa phương quân trấn giữ Hoàng Sa như bà Nguyễn Thị Lan (sinh năm 1948, vợ ông Trần Văn Hảo - sinh năm 1938) hay bà Nguyễn Thị Mỹ (sinh năm 1947, vợ ông Nguyễn Văn Cúc - sinh năm 1952) tất tả ôm bụng bầu chạy tìm xác chồng ngày 28 Tết (20.1.1974) khi nghe tin Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa.
40 năm sau, những ngày Trung Quốc đưa giàn khoan xâm phạm vùng biển nước ta, chị Bùi Thị Thu Hiền, 25 tuổi, vợ thượng úy Tạ Viết Cường (31 tuổi, Trưởng ngành cơ điện tàu CSB 2012) hay chị Hồ Thị Lực, 29 tuổi, vợ thuyền trưởng tàu CSB 2016 trung úy Quản Đình Dương (31 tuổi) cũng cắn răng “vượt cạn” một mình để chồng yên tâm làm nhiệm vụ.
Không chỉ hậu phương gia đình những người làm nhiệm vụ, không chỉ Đà Nẵng mà các địa phương nơi có lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư đều dồn lực tăng cường cho Hoàng Sa. Ngay cả kiều bào dù ở xa cũng kịp đóng góp vật chất cũng như tinh thần, sát cánh cùng các tàu đạp sóng ra Hoàng Sa.
Suốt 75 ngày đêm, nhiều lần lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư đã vô cùng xúc động, như lần em Nguyễn Quốc Việt (lớp 7A9 Trường Võ Thị Sáu, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đập ống heo tiết kiệm được 135.000 đồng, em Nguyễn Thiên Kim (lớp 1 Trường tiểu học Trưng Vương, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) để dành được 50.000 đồng cũng vuốt phẳng phiu tờ giấy bạc nhờ người chuyển biếu các chú.
Hay Ni trưởng Nhật Huệ, chùa Từ Quan, đã dành dụm cả đời được 120 triệu đồng, vượt đường xa dù tuổi cao sức yếu, mang tặng toàn bộ cho lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển.
Đoàn phật tử chùa Từ Quan của Ni trưởng Nhật Huệ, và em Nguyễn Quốc Việt (lớp 7A9 Trường Võ Thị Sáu, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp), em Nguyễn Thiên Kim (lớp 1 Trường tiểu học Trưng Vương, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đến thăm Vùng Cảnh sát biển 2 đã để lại nhiều xúc động cho lực lượng làm nhiệm vụ.Đoàn phật tử chùa Từ Quan của Ni trưởng Nhật Huệ, và em Nguyễn Quốc Việt (lớp 7A9, Trường Võ Thị Sáu, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp), em Nguyễn Thiên Kim (lớp 1, Trường tiểu học Trưng Vương, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đến thăm Vùng Cảnh sát biển 2 đã để lại nhiều xúc động cho lực lượng làm nhiệm vụ - Ảnh: Nguyễn Tú
Đại tá Thái Minh Dũng, Phó tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 kể: lực lượng thêm quyết tâm, ấm lòng nơi biển xa, vững chắc tay lái, bám từng thước sóng, tiếp thêm sức mạnh bởi tấm lòng của gần 90 triệu người dân cả nước.
Hoàng Sa thân yêu, nơi có Tri Tôn, Phú Lâm yên bình, nơi hàng ngày hàng ngàn ngư dân Việt vẫn vươn mình bám biển. Nói như ông Bùi Văn Tiếng, nguyên Trưởng Ban tổ chức Thành ủy Đà Nẵng “Hoàng Sa chỉ mất khi người Việt Nam cuối cùng thôi nghĩ về Hoàng Sa”.
Tàu Hải giám 31101 của Trung Quốc tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam
Pháo lớn trên tàu 44103 của Trung Quốc mở bạt, ở trạng thái sẵn sàng nhả đạn
Rất nhiều tàu Trung Quốc hộ tống - bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 phía xa
Tàu Trung Quốc hung hăng áp sát tàu Việt Nam (Chùm ảnh của Mai Thanh Hải chụp vào tháng 5.2014)
2014 cũng đánh dấu một năm hoạt động không ngừng của UBND huyện đảo Hoàng Sa dù hạn chế về số lượng nhân lực, như giữ lại (để trưng bày trong tương lai) tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm trong vùng biển Việt Nam, tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc Nhà trưng bày Hoàng Sa. Đồ án “Con dấu và dấu mốc chủ quyền” của nhóm kiến trúc sư Fuminori Minakami, Trần Quốc Thành và Nguyễn Huy Quang đã được chọn.
UBND TP.Đà Nẵng cũng đã bổ nhiệm Giám đốc Sở Nội vụ Võ Công Chánh giữ chức Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa thay cho ông Đặng Công Ngữ nghỉ hưu, bố trí khu đất mới với diện tích gấp đôi cho Nhà trưng bày Hoàng Sa, đặt tên đường theo tên một số đảo ở Hoàng Sa như: Hữu Nhật, Quang Ảnh, Tri Tôn, Phú Lâm… Mới đây, Bộ Nội vụ cũng đã đồng ý cho UBND huyện Hoàng Sa tăng thêm 7 suất biên chế để bổ sung đội ngũ làm nhiệm vụ đấu tranh đòi chủ quyền.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.