Năm loại vũ khí sinh học đáng sợ nhất

17/05/2012 19:37 GMT+7

(TNO) Những cuộc thí nghiệm gây nhiều tranh cãi gần đây và một báo cáo nghiên cứu đăng chi tiết cách tạo ra một phiên bản hoạt động trong không khí của vi rút cúm gia cầm H5N1 đã làm cho một số người lo lắng.

(TNO) Những cuộc thí nghiệm gây nhiều tranh cãi gần đây và một báo cáo nghiên cứu đăng chi tiết cách tạo ra phiên bản hoạt động trong không khí của vi rút cúm gia cầm H5N1 đã làm cho một số người lo lắng.

Mối lo sợ là ai đó, có thể là một nhóm khủng bố, tạo ra một siêu vi rút và dùng nó như vũ khí sinh học. Ngoài H5N1, vẫn còn nhiều vi rút khác để lựa chọn, theo trang tin Discovery.

Bệnh đậu mùa

Đứng đầu danh sách là bệnh đậu mùa. Trong lịch sử bệnh đã có tỷ lệ tử vong 30-35%, mặc dù có lúc cao hơn nhiều, lên đến 90%, trong các quần thể chưa bao giờ tiếp xúc với nó, chẳng hạn như người Mỹ bản địa.

Bệnh đậu mùa là một vi rút trong không khí, có nghĩa là rất dễ dàng bị mắc từ người bị nhiễm bệnh bị ho hoặc hắt hơi, nhưng cũng có thể được truyền qua tiếp xúc. Bệnh gây ra đau sốt, khó chịu, đau đầu và đau cơ thể và đôi khi nôn mửa. Hai đến bốn ngày sau, chứng phát ban phát triển trong miệng, cổ họng và lở loét nổi trên da. Đây là thời kỳ dễ lây nhất.

Thông thường, phát ban lây lan đến toàn bộ cơ thể trong 24 giờ. Phát ban trở thành thủy đậu cổ điển sau khoảng ba ngày, mụn nhỏ sẽ chứa đầy nước. Sốt tăng lên một lần nữa vào thời điểm này. Trong quá trình tuần 1 hoặc 2, các nốt mụn mưng mủ hơn, và khi mụn cuối cùng biến mất, bệnh nhân không còn bị nhiễm nữa.

Bệnh đậu mùa có bốn chủng, và ba trong số chúng thường gây tử vong. Trường hợp bệnh xuất hiện tự nhiên cuối cùng là vào năm 1975 tại Bangladesh. Tuy nhiên, vi rút vẫn còn trong kho lạnh tại hai phòng thí nghiệm, một ở Mỹ và một ở Nga.

Năm loại vũ khí sinh học hãi hùng nhất 1
Đậu mùa vẫn còn là nỗi ám ảnh đối với nhân loại - Ảnh: Reuters

Vi khuẩn kháng thuốc

Những bệnh tật lâu nay được điều trị bằng kháng sinh là ứng viên tốt cho vũ khí sinh học do nhiều chủng đã trở nên đề kháng với thuốc kháng sinh.

Khuẩn tụ cầu kháng Methicillin, hay MRSA, là một trong nhiều chủng nổi tiếng, và được lây lan qua tiếp xúc vật lý. MRSA thường ở lại trong da, nhưng ở một số người, nó lây nhiễm các cơ quan quan trọng như tim. Một số chủng gây hoại tử fasciitis, “bệnh ăn thịt”. Một MRSA kháng thuốc miễn dịch với tất cả các kháng sinh hiện có sẽ gây ra nhiều tử vong.

Lao là một mầm bệnh nữa đã phát triển thành các chủng kháng thuốc. Dạng hoàn toàn kháng thuốc đầu tiên đã được xác định vào năm 2007 ở Ý và đến năm 2010, 8,8 triệu người bị lây nhiễm với 1,4 triệu người đang hấp hối. Lao hiện là “sát thủ” lớn thứ hai sau HIV/AIDS. Nó lây từ người qua người khi ho. Vi khuẩn nhân lên trong phổi, và bệnh nhân chết do suy hô hấp hoặc dư thừa chất dịch trong phổi.

Bệnh than

Bệnh than lây lan bằng bào tử, và những bào tử có thể tồn tại trong nhiều môi trường, đôi khi trong nhiều năm. Có ba cách thức lây nhiễm bệnh than: hít phải bào tử, ăn thịt bị nhiễm bệnh hoặc có bào tử dính vào vết thương trên da. Khi các vi khuẩn nhân lên trong một người, chúng phóng thích độc tố vào máu và các mô gây sưng và giết chết tế bào. Tỷ lệ tử vong cao, gần 50%, ngay cả với điều trị bằng kháng sinh và 90% nếu không dùng thuốc.

Bệnh không truyền nhiễm, nhưng một quả bom có thể được thực hiện để phát tán bào tử và lây nhiễm sang nhiều người cùng lúc. Các bào tử thậm chí có thể được gửi trong thư, như trong các cuộc tấn công bệnh than nhằm vào các phương tiện truyền thông, một số cửa hàng và văn phòng của hai thượng nghị sĩ ở Mỹ năm 2001. Năm người chết và 17 khác khác bị nhiễm.

Đại dịch hạch

Bệnh dịch hạch đã giết chết 1/3 dân số châu u trong thế kỷ 14, và nó vẫn còn tồn tại ở một số nơi trên thế giới ngày nay. Nó có một lịch sử lâu dài như loại vũ khí sinh học: chuyện Mông Cổ bao vây thành phố Caffa trên bán đảo Crimea hồi năm 1347 cho rằng những kẻ xâm lược đã đưa thi thể của người bệnh treo trên các bức tường.

Và nó không phải chỉ là chuyện thời trung cổ, lần bùng phát lớn cuối cùng ở Mỹ là vào năm 1900 tại thành phố San Francisco (Mỹ), với 121 người nhiễm bệnh và 113 người trong số này tử vong. Các ca bệnh vẫn xuất hiện rải rác kể từ đó.

Bệnh hạch lây truyền qua bọ chét làm cho vi khuẩn nảy nở trong cổ họng bệnh nhân. Các triệu chứng xuất hiện trong 2-6 ngày. Nhiễm trùng gây ra các hạch bạch huyết sưng lên nhưng đôi khi vi khuẩn xâm nhập dòng máu trực tiếp và gây ra các triệu chứng giống cúm nhưng không có sưng hạch bạch huyết.

Trong cả hai trường hợp, tỷ lệ tử vong là 40-60% nếu không được điều trị. Nhiễm trùng phổi là dạng nghiêm trọng nhất. Bệnh nhân sẽ ho ra đờm lẫn máu và những giọt nhỏ giúp lây bệnh từ người sang người. Trừ phi được điều trị nhanh chóng, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 100%.

Năm loại vũ khí sinh học hãi hùng nhất 2
Những cái chết do bệnh dịch hạch ở châu u - Ảnh: History World

Mầm bệnh nông nghiệp

Mầm bệnh tấn công động vật hoặc cây trồng nông nghiệp có thể có tác dụng tàn phá. Bệnh dịch trâu, vốn được tuyên bố xóa sổ trong năm 2011, đã giết chết gia súc với tỷ lệ tử vong là 100% nếu quần thể chưa bao giờ tiếp xúc với mầm bệnh trước đó.

Bệnh lở mồm long móng do một vi rút trong dòng Aphthovirus gây ra vẫn hoạt động. Nó có thể lây nhiễm sang bò, lợn, cừu và dê, gây ra các tổn thương trên bàn chân và miệng con vật. Miệng tổn thương có thể khiến động vật không ăn được và tổn thương bàn chân khiến chúng què quặt. Một số động vật chết vì viêm tim.

Bệnh có thể được lây lan qua tiếp xúc với thiết bị nông nghiệp, xe cộ, quần áo, thức ăn bị ô nhiễm. Nó có thể được thực hiện bởi kẻ thù. Để tạo ra tình trạng bất ổn, một phần tử khủng bố có thể phun khí aerosol có chứa vi rút và tàn phá đàn gia súc.

Quyên Quân

>> Việt Nam sản xuất vắc xin cúm H5N1
>> Cúm gia cầm trên người có nguy cơ lan rộng
>> Hoãn công bố nghiên cứu về vi rút “ngày tận thế”

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.