Trường hợp của nữ hoàng chạy 800m Semenya đã gây ra một cuộc tranh luận dữ dội trên toàn thế giới về thể thao liên quan đến việc phân biệt đối xử và các VĐV “hyperandrogenic”, những người có “sự khác biệt về phát triển tình dục” (DSD). Trước đó, phán quyết của CAS vào ngày 1 tháng 5 tại Lausanne (Thụy Sĩ) đồng nghĩa với việc các VĐV nữ có testosterone tăng cao sẽ phải điều trị bắt buộc (giới hạn hàm lượng testosterone trong máu ở mức 5 nmol/L) nếu họ muốn thi đấu như phụ nữ bình thường trong các cuộc thi điền kinh cự ly từ 400m đến 1 dặm.
|
“Chúng tôi sẽ nộp đơn kháng cáo ngay khi có thể. Chúng tôi cảm thấy rằng những thông tin nghiên cứu khoa học đưa ra đã hoàn toàn bị bỏ qua”, Vuyo Mhaga - phát ngôn viên của Bộ thể thao Nam Phi, nói với AFP. Mhaga cho biết, đơn kháng cáo sẽ được nộp tại Tòa án Liên bang Thụy Sĩ với các khiếu nại về hồ sơ của các thẩm phán về một số trường hợp như thiếu rõ ràng về cách phán quyết có thể được thực thi và cách xử lý bằng chứng.
tin liên quan
Nhà vô địch Olympic quyết không uống thuốc để thành… ‘phụ nữ bình thường’Nhà vô địch Olympic Caster Semenya vừa giành chiến thắng ở cự ly chạy 800m nữ trước khi quy định về mức giới hạn hàm lượng testosterone đối với các nữ VĐV điền kinh được ban hành. Đó là quy định gây tranh cãi mà Semenya quyết đấu tranh đến cùng.
Người phát ngôn trên nhấn mạnh: “Không giải thích được IAAF sẽ điều hành các quy định đó như thế nào. Chúng tôi cảm thấy rằng thông tin khoa học đã được đưa ra thực sự bị bỏ qua hoàn toàn và chúng tôi tin rằng một tòa án khác sẽ có một phán quyết khác. Mọi thứ đang được thực hiện thông qua Liên đoàn Điền kinh Nam Phi. Họ là những người đã nộp đơn”.
|
Theo nhận định của báo giới quốc tế, quyết định kháng cáo từ phía Nam Phi một lần nữ làm nổi sóng tranh cãi xung quanh trường hợp VĐV nữ “mạnh như nam” và yếu tố phân biệt đối xử. Bởi nếu quy định của IAAF (có hiệu lực từ ngày 8.5) tiếp tục được duy trì sẽ tiếp tục gây tranh luận và có thể trở thành một bước ngoặt lịch sử trong các môn thể thao dành cho nữ giới.
Bình luận (0)