Sau khi đọc bài báo khoa học trên, Hoàng Ân muốn tìm hiểu thêm các công dụng của cây mãng cầu xiêm để ứng dụng vào thực tế nên đã tiến hành đề tài nghiên cứu.
Theo Ân, cây mãng cầu xiêm đã có nhiều nghiên cứu thực hiện nhưng chỉ trên các bộ phận như hạt, lá, thân, rễ và chưa có nhiều nghiên cứu trên vỏ cây. Từ đó, Ân quyết định thực hiện đề tài trên vỏ cây này. Ban đầu, mục đích đề tài là xác định hoạt tính kháng oxy hóa nhưng sau một thời gian thực hiện Ân đã mở rộng nghiên cứu sang sản phẩm kháng viêm.
Khi chia sẻ ý tưởng này, Ân được sự hỗ trợ từ cô giáo dạy hóa Nguyễn Ngọc Vân Anh và bạn học Trương Du Kỵ đồng ý tham gia, hỗ trợ dự án.
tin liên quan
Hai nam sinh sáng tạo 'y tá riêng' cho bệnh nhân'Việc thiết kế hộp thuốc thông minh nhỏ gọn không làm mất không gian vốn chật hẹp ở các bệnh viện. Đây sẽ như một y tá riêng của mỗi hộ gia đình, giúp họ phần nào trong việc chăm sóc người thân', Nguyễn Ngọc Vấn chia sẻ.
“Để làm được đề tài nghiên cứu này, tụi mình phải tìm hiểu cách lấy vỏ sao cho cây không bị chết. Điều này, mình học được từ ông ngoại. Vừa học, vừa nghiên cứu nên khó khăn nhất là sắp xếp thời gian. Nhiều hôm, mình đi tìm hiểu đề tài từ sáng đến tối mịt. Cả nhà rất lo lắng và không muốn mình nghiên cứu vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, việc học. Mình chỉ còn cách hoàn thành thật tốt việc học để cả nhà yên tâm”, Ân kể.
Từ lúc lên ý tưởng đến lúc thành phẩm, Ân mất khoảng 3 tháng. Đầu tiên, anh bạn phải xay vỏ cây thành bột, đem ngâm trong 3 dung môi hóa học để thu được 3 loại chất hữu cơ. Sau đó, nhóm Ân mang 3 chất đó đi thử nghiệm khả năng kháng oxy hóa ở Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Đây là lúc Ân phát hiện ra tính chất kháng viêm của vỏ cây khi bôi ngoài da. Nhóm Ân mang sản phẩm đi thử nghiệm và được sự cố vấn của thầy cô, nhóm của Ân đã cho ra thành phẩm dưới dạng gel kháng viêm.
tin liên quan
2 nữ sinh lớp 8 chế thiết bị lọc nước mặn thành ngọt bằng năng lượng mặt trờiChỉ cần những dụng cụ đơn giản trị giá chưa tới 200.000 đồng, hai nữ sinh Nguyễn Thị Thu Ngân và Nguyễn Thị Yến Linh (lớp 8A3, Trường THCS Thuận Hưng, thị xã Long Mỹ, Hậu Giang) đã làm ra thiết bị lọc nước bằng năng lượng mặt trời giúp ích cho cuộc sống.
Sáng tạo này giúp anh bạn giành giải Nhất cấp Thành phố và giải Nhì cấp Quốc gia cuộc thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh trung học phổ thông năm 2016-2017, ở lĩnh vực Hóa - Sinh.
Hoàng Ân chia sẻ: “Với bất kỳ một nghiên cứu nào, mình nên hướng đến lợi ích cộng đồng, lấy đó làm trọng tâm của việc nghiên cứu để có thêm động lực và khiến quá trình làm việc có ý nghĩa hơn. Khi bắt đầu thực hiện đề tài, mình không sợ thất bại. Nghiên cứu khoa học không chỉ gặp một mà gặp rất nhiều thất bại. Mỗi lần thất bại là một lần mình có thể tìm ra hướng đi mới cũng như rút kinh nghiệm cho các lần nghiên cứu sau”.
Bình luận (0)