Em Lê Văn Khang (16 tuổi, quê Phú Yên) phải nhập viện vì căn bệnh ung thư xương ác tính. Ước mơ trở thành CSGT của em cũng ngày một xa dần vì cánh tay em có thể sẽ phải tháo khớp tay để bảo toàn mạng sống.
Trong phòng bệnh BV Ung Bướu TP.HCM), mẹ Khang phải mua chiếc chiếu manh nhỏ lót dưới nên gạch cho em nằm nghỉ.
Chiếc giá treo bình thuốc cũng đặt ở cạnh, với dây ống nhựa luồn vào cánh tay chi chít vết kiêm tiêm để truyền thuốc. Em nằm đó, ánh mắt buồn hiu, không nói gì giữa lúc cơn đau nhức đang hành hạ trong người.
VIDEO: Nam sinh 16 tuổi ung thư xương ác tính mơ làm Cảnh sát giao thông
Vì bệnh tình có thể khớp tay em bị tháo và giấc mơ làm cảnh sát giao thông của em cũng không thể nào thành hiện thực Ảnh: Đ.L
Sau gần 2 năm kiên cường chống chọi với căn bệnh ung thư máu, sáng 21.12, Phạm Thị Huỳnh Nga (19 tuổi, Tiền Giang) đã lần đầu thốt lên câu nói đầy hạnh phúc: “Em ngỡ ngàng lắm! Đây là ngày đẹp nhất trong cuộc đời em!”.
Giữa lúc em đang cố gắng học thật tốt để sau này thực hiện ước mơ của mình thì một biến cố đột ngột xảy ra, khiến cuộc đời của em rẽ sang hướng đầy đau đớn và nghiệt ngã. Em bị ung thư.
Chia sẻ với chúng tôi, bà Lê Thị Thành (59 tuổi, quê Phú Yên), mẹ của Khang, cho biết, sau đợt xạ trị mấy hôm nay và vô thuốc liên tục, Khang mệt mỏi, một ngày chỉ ăn được vài muỗng cơm và uống nước. Tối đến, Khang trằn trọc thức hoài đến khuya mới ngủ được một lát. Nhìn con như vậy nhưng bà Thành không biết làm cách nào cho con đỡ bệnh.
Lê Văn Khang là con út trong gia đình có bốn anh chị em tại một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Yên. Cuộc sống cả nhà phụ thuộc vào hai sào ruộng hàng năm nhờ nước trời để làm vụ mùa. Ba em là một cựu chiến binh từng tham gia chiến trường biên giới Tây Nam trở về, sức khỏe yếu nên hàng ngày chỉ ở nhà phụ mẹ làm những chuyện vặt như vun dăm luống khoai lang, nuôi con bò, con heo… chắt chiu từng đồng nuôi gia đình và lo con cái ăn học.
Bàn tay em chi chít những vết tiêm vì phải vào thuốc liên tục ẢNH: AN HUY
Căn bệnh quái ác
Vào một ngày tháng 7.2016, đang vui chơi và phụ gia đình làm việc nhà kiếm tiền dịp hè, chuẩn bị chuyển cấp lên học lớp 10, thì bất ngờ Khang bị sốt nhẹ. Nhiều ngày uống thuốc nhưng bệnh không bớt mà còn trở nặng.
Bên cánh tray trái của em bắt đầu sưng tấy và to lên dần, uống thuốc hoài không khỏi. Lo lắng, ba mẹ đã đưa em vào bệnh viện tỉnh Phú Yên khám bệnh. Qua chụp phim bác sĩ chẩn đoán em bị ung thư xương ác tính và phải điều trị càng sớm càng tốt.
Ngày nhận được hung tin, ba mẹ Khang như ngã quỵ, không ngờ căn bệnh khiến toàn xã hội khiếp sợ và lo lắng lại ập xuống đứa con trai ngoan ngoãn của mình. Gạt hết nước mắt, lấy hết những đồng tiền dành dụm bấy lâu, ngay ngày hôm sau ba mẹ bắt xe đưa Khang vào Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM để khám bệnh.
Mẹ của Khang đã không dám nói cho em nghe về bệnh tình của mình cho đến khi em bắt đầu xạ trị
Để con trai yên tâm khám bệnh, hồ sơ bệnh án của em được ba mẹ giấu nhẹm đi, chỉ nói là tay em bị con gì đốt sưng tấy, chữa một thời gian sẽ khỏi. Phải đến khi bắt đầu đợt xạ trị, bơm hóa chất đầu tiên, mẹ mới cho Khang biết về bệnh tình của mình.
Từ ngày nhập viện, Khang từ một nam sinh hoạt bát, năng nổ thành một người trầm tính, ít nói, ít cười. Sau những đợt xạ trị dài ngày, khuôn mặt Khang trở nên gầy gò, hốc hác, tóc rụng từng mảng nên em phải cạo đầu.
Nữ sinh 19 tuổi Phạm Thị Huỳnh Nga, học khá giỏi suốt 12 năm liền nhưng bị ung thư máu và điều trị tại BV Chợ Rẫy. Ước mơ lớn nhất của em là trở thành cô giáo mầm non, được chơi đùa cùng với các bé thơ dễ thương.
‘Em không dám mơ gì nữa…’
Chúng tôi tìm đến khoa Nội 3, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM thăm Khang vào một ngày nắng oi ả giữa tháng 3. Trong phòng bệnh, Khang đang ngồi chơi cùng những đứa trẻ ngang tuổi và cười thả ga. Tiếng cười giòn tan của những đứa trẻ đầu trọc, tay còn đang truyền nước phần nào xoa dịu không khí căng thẳng và u ám trong phòng bệnh.
Nụ cười giòn tan của những đứa trẻ đầu trọc phần nào xoa dịu không khí căng thẳng và u ám trong phòng bệnh
Vì có hẹn trước nên khi thấy chúng tôi đến, Khang vội cúi xuống gầm giường lấy chiếu trải lễ phép mời ngồi rồi gọi mẹ để cùng tiếp chuyện. Dù mới cười tươi cùng các bạn, nhưng ánh mắt Khang đã thoáng đượm buồn, sự mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mặt tái xanh nhưng em chẳng than thở một câu.
Từ năm học lớp 3, em có ước mơ trở thành CSGT vì CSGT mặc đồ rất “oai” và bắt được lỗi người vi phạm luật. Em luôn tự nhủ phải học thật tốt để sau này ước mơ thành hiện thực. Thế nhưng giờ em bệnh, phải nghỉ học và nằm điều trị ở đây, em không dám mơ gì nữa, chỉ mong mình có thể đi học lại
Lê Văn Khang tâm sự
Khang tâm sự, nhà em ở miền núi không có trường nên hồi còn đi học em phải xuống ở nhà dì rồi 2 - 3 tuần mới về thăm nhà một lần. Em mong muốn học thật tốt để sau này đi làm đỡ đần cha mẹ.
Tâm sự với chúng tôi, Lê Văn Khang nhỏ nhẹ nói chỉ cảm thấy hơi mệt trong người. Em muốn bản thân mau mau khỏi bệnh để về nhà tiếp tục đến lớp. Em rất thích học những môn tự nhiên như toán, lý, hóa… Đặc biệt là môn toán, những năm qua điểm môn này của em luôn cao.
“Em vào viện chữa bệnh đã lâu nên rất nhớ nhà. Mỗi khi nhớ, em chỉ biết nói với má và gọi điện về cho ba ở quê. Em muốn lên lớp 10, sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để ba má vui lòng và sau này sẽ thi vào trường Đại học An ninh nhân dân TP.HCM, ra trường được theo đuổi công việc cảnh sát giao thông, ước mơ mà từ lâu em rất thích. Em thích công việc này bởi muốn tham gia giữ gìn trật tự giao thông, xử lý những trường hợp vi phạm để đảm bảo cho những người đi đúng luật luôn an tâm khi lưu thông phương tiện trên đường”, Khang chia sẻ.
Ngừng một lát, Khang kể thêm về ước mơ của mình: “Từ năm học lớp 3, em có ước mơ trở thành CSGT vì CSGT mặc đồ rất “oai” và chỉ ra lỗi cho người vi phạm luật. Em luôn tự nhủ phải học thật tốt để sau này ước mơ thành hiện thực. Thế nhưng giờ em bệnh, phải nghỉ học và nằm điều trị ở đây, em không dám mơ gì nữa, chỉ mong mình có thể đi học lại”, Khang trầm giọng kể.
Em tiếp lời: “Bác sĩ nói em có thể phải tháo khớp tay, tháo khớp tay tức là bỏ cánh tay luôn đó phải không chị? Làm sao mà thực hiện được anh chị, dù em rất muốn một lần. Đến cả suy nghĩ thôi em cũng chưa khi nào dám nghĩ tới. Em không dám nghĩ đến nữa, sợ lắm…”, Khang nghẹn giọng.
Trải qua hơn 5 tháng điều trị, người em tiều tụy hẳn đi. Kinh tế gia đình cũng cạn kiệt theo, ba mẹ em đã phải vay mượn khắp nơi để đóng tiền viện phí hơn 60 triệu đồng và không biết thời gian tới có đủ kinh tế để tiếp tục cho em chữa bệnh, nuôi dưỡng ước mơ hay không? Trong khi ở quê nhà cái gì cũng đang thiếu trước hụt sau.
Trước những khốn khó đang gặp phải, Khang ngồi lặng thinh một góc trong phòng bệnh ồn ào, mắt em đượm buồn. Chốc chốc, em lại cúi gằm mặt rồi ngẩng lên nhìn vào xa xăm. Em đang ngày qua ngày đau đớn chống chọi với căn bệnh ung thư xương đang tàn phá trong cơ thể. Liệu ước mơ của em thời gian tới có thể thành hiện thực để em có thêm nghị lực chiến thắng căn bệnh ung thư quái ác đang dày vò từng phút?
Quặn lòng nhìn con
Thấy con trai nghẹn ngào, bà Lê Thị Thành vội vàng cầm chiếc khăn tay chạy ra hành lang rồi nước mắt cứ thế chảy thành dòng.
Vừa lau nước mắt, bà Thành vừa trải lòng: “Tôi buồn lắm, nhìn Khang vậy người làm mẹ như tôi đau lắm. Thà mỗi lần vô thuốc, Khang đau Khang khóc đã đành, đằng này Khang cứ cắn răng chịu đựng nói là con ổn khiến tim tôi càng như nghẹn lại. Tôi không dám để con nhìn thấy mình khóc mà tôi cũng chẳng biết làm sao để con bớt đau”.
Em đạt danh hiệu học sinh khá giỏi suốt 12 năm liền và được thầy cô tin tưởng giao cho vị trí lớp trưởng. Dù bệnh tật nhưng nữ sinh 9X luôn dặn lòng: 'Phải cố gắng, không được bỏ cuộc, dù cho còn một ngày cũng phải cố gắng. Cuộc sống còn nhiều điều tươi đẹp mà mình chưa được biết lắm!'
Bà Thành bật khóc chạy ra hành lang khi nhìn thấy con trai nghẹn ngào nói về tương lai
Mắt đỏ hoe, bà Thành chia sẻ, ở nhà Khang thường phụ giúp cha mẹ và rất biết nghe lời. Thấy cha mẹ làm gì là Khang lại xắn tay vào phụ. Vậy mà bất ngờ Khang nhập viện, da dẻ ngày càng tái xanh, khuôn mặt hốc hác khiến trái tim người mẹ như có ai bóp chặt.
“Khang điều trị ngoại trú, mà mỗi lần về nhà em cũng chẳng đi đến đâu, chỉ ở trong nhà coi ti vi hoặc chơi điện thoại. Ra đến sân cũng vội lấy nón đội lên đầu vì sợ mọi người nhìn thấy mình không còn tóc. Thương con, nhưng tôi bất lực không làm được gì”, bà Thành nghẹn ngào.
Bà Thành thương con trai, luôn theo sát nhất cử nhất động của con, mỗi lần con trai cười, đôi mắt bà cũng ánh lên niềm hạnh phúc Ảnh: Đ.L
Bà Thành kể, những ngày đầu vô thuốc, Khang mệt mỏi, một ngày chỉ ăn được vài muỗng cơm và uống nước. Tối đến, Khang trằn trọc thức hoài đến khuya mới ngủ được nhưng những giấc ngủ ấy chỉ kéo dài 2 - 3 giờ đồng hồ. Những đêm như vậy, bà chỉ biết ngồi nhìn con rồi niệm phật.
Những ngày ở bệnh viện cùng con, bà bị ám ảnh dãy hành lang ở phía cuối cùng bên trái. Bà nói: "Ở hướng đó, tôi chứng kiến nhiều đứa trẻ nằm trên xe băng ca được cho về nhà và mãi không trở lại nữa. Tôi sợ, thực sự rất sợ bước về hướng đó..."
Bác sĩ Đoàn Thanh Vinh, Khoa Nội 3, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM cho biết em Lê Văn Khang nhập viện từ tháng 7.2016 vì lý do xương đau ở bên tay trái. Lúc nhập viện chụp citi cho thấy Khang bị SAR côm xương, là một dạng ung thư xương. Khang đang được hóa trị tiền phẫu để xem đáp ứng thuốc thế nào sau đó mới mổ. Hiện tại Khang đã hóa trị được đến tuần thứ 9, chuẩn bị đến tuần thứ 13.
Theo phác đồ ban đầu, sau tuần thứ 14 bác sĩ sẽ đánh giá lại tổn thương ban đầu giảm kích thước như thế nào rồi mới có chỉ định mổ. Vì là ung thư xương nên trường hợp của Khang, bác sĩ dự định sẽ cắt luôn đoạn xương đó, tức là tháo luôn khớp vai và tháo cánh tay trái.
Đáng lo là kết quả citi ngực của em Khang có 1 nốt ở phổi, có thể đây là ung thư di căn, mà nếu đúng là di căn thì tiên lượng của em sẽ kém. Còn nếu không phải di căn thì hóa trị xong, Khang sẽ được phẫu thuật cắt bỏ cánh tay và điều trị tiếp cho hết phác đồ thì khả năng sống là 75%. Hiện tại sức khỏe em Khang ổn và tổn thương đang giảm kích thước.
Bình luận (0)