|
Hội thảo quốc tế “Nâng cao hình ảnh quốc gia qua Di sản tư liệu (DSTL) được UNESCO công nhận” tổ chức ngày 11.11 tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đưa ra nhiều gợi mở về cách làm thế nào để quảng bá rộng hơn DSTL.
Đến nay VN có 4 tư liệu được công nhận là DSTL thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO, gồm: Mộc bản triều Nguyễn (2009), 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê - Mạc (2010), Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (2012) và Châu bản triều Nguyễn (2014). Cũng theo TS Hương, 4 DSTL quý, hiếm này là các nguồn tư liệu có độ tin cậy cao, đặc biệt quý giá để nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện về lịch sử, văn hóa dân tộc VN.
Các đơn vị quản lý DSTL đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị. Hầu hết các đơn vị đã tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và biên soạn, xuất bản các ấn phẩm có liên quan. Đồng thời, tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu, tổ chức hội thảo... Riêng Trung tâm lưu trữ quốc gia IV (bảo quản DSTL Mộc bản triều Nguyễn) đã phối hợp với Viện Phát triển quốc học Hàn Quốc tổ chức Hội thảo về công tác bảo quản và phát huy giá trị tài liệu mộc bản của VN - Hàn Quốc (tháng 3.2012). Trước đó, năm 2010, trung tâm này cũng lựa chọn một số tài liệu mộc bản đưa đi trưng bày tại Triển lãm văn hóa lưu trữ quốc tế IACE tại Seoul (Hàn Quốc), qua đó góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia và giúp các nhà nghiên cứu, công chúng biết và hiểu giá trị DSTL này nhiều hơn.
TS Hương nhìn nhận: “Công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSTL thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn chưa quảng bá nhiều hình ảnh quốc gia qua các DSTL này do chúng ta chưa hiểu, chưa biết hết cách làm. Trong thời gian tới cần có thêm kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và làm công tác đào tạo”.
Truyền lại niềm tự hào cho các thế hệ sau
Bà Dianne Mary Macaskill, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Chương trình ký ức thế giới New Zealand, Phó chủ tịch MOWCAP, nói: “VN phải có kế hoạch, chiến lược và được tổ chức hoàn thiện, cẩn thận để xác định xem tư liệu, di sản nào quan trọng cần được ưu tiên quan tâm hơn trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị. Cần có nguồn lực, cần những con người có kỹ năng, có tài để thực hiện công tác số hóa các tư liệu và quan trọng hơn cần nghĩ đến phương pháp lâu dài để làm bền vững, mang lại hiệu quả cao hơn. Liên kết tốt hơn tới các quốc gia có DSTL để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Đặc biệt, làm sao truyền lại niềm tự hào cho các thế hệ con cháu để việc bảo tồn phát huy giá trị di sản ấy trở thành tình yêu của mỗi người trong thế hệ hiện nay và mai sau”.
|
Theo bà Đoàn Thị Thu Thủy, Phó trưởng phòng Công bố và giới thiệu tài liệu, Trung tâm lưu trữ quốc gia I (bảo quản DSTL Châu bản triều Nguyễn), trong thời gian tới cần phải làm ngay việc xây dựng trang thông tin điện tử để giới thiệu các DSTL trên diện rộng, trước mắt bằng song ngữ Anh - Việt khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu DSTL của tất cả mọi người trong và ngoài nước.
TS Vũ Thị Minh Hương cho biết thêm: “Trong thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ đề xuất đưa vào chương trình giáo dục bộ môn về DSTL. Các em phải hiểu và biết trân trọng các giá trị di sản của quốc gia mình để sau này có thể giới thiệu đến bạn bè trên thế giới”.
Ngày 11.11, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết hệ thống thơ văn chữ Hán trên kiến trúc gỗ cung đình Huế, một DSTL độc đáo đang được đơn vị này xúc tiến làm hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận là di sản ký ức thế giới trong thời gian sắp tới. Bùi Ngọc Long |
Gia Bình
>> Ngày Di sản văn hóa VN
>> Đề xuất khu tàu cổ đắm là di sản văn hóa biển quốc gia
>> Triển lãm di sản văn hóa dưới nước
>> Phát hiện nhiều hiện vật di sản văn hóa dưới nước ở biển Lý Sơn
Bình luận (0)