Ông Nguyễn Phước Đức, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), cho biết năm 2018, công tác đầu tư xây dựng tiếp tục gặp nhiều khó khăn vướng mắc, đặc biệt là công tác chuẩn bị đầu tư các dự án, bồi thường giải phóng mặt bằng và thu xếp vốn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng công ty cùng sự nỗ lực, quyết tâm của các đơn vị thành viên, nhiều công trình điện quan trọng đã hoàn thành.
Những công trình tiêu biểu
Theo ông Đức, năm 2018, Tổng công ty đã đưa vào vận hành Trạm 220 kV KCN Sa Đéc (Đồng tháp) và Trạm 220 kV Cần Đước (Long An) tăng cường khả năng cung cấp điện cho khu vực và các trạm 110 kV. Khởi công đường dây 220 kV Kiên Bình - Phú Quốc, dự kiến đưa vào vận hành cuối năm 2019 nhằm tăng cường khả năng cấp điện cho huyện đảo Phú Quốc.
tin liên quan
EVNCPC đạt hơn 108% kế hoạch chỉ tiêuTính đến cuối năm 2018, EVN SPC đã hoàn thành đóng điện 557 công trình lưới điện phân phối. Tổng khối lượng đưa vào vận hành bao gồm: 1.100 km đường dây trung thế xây dựng mới, 1.030 km đường dây trung thế cải tạo, 1.795 km đường dây hạ thế xây dựng mới, 1.186 km đường dây hạ thế cải tạo và tổng công suất trạm phân phối tăng thêm là 353 MVA. Các công trình điện lưới này góp phần củng cố lưới điện, tăng cường cung cấp điện cho các khu công nghiệp, các trạm bơm, vùng lõm, nông thôn theo tiêu chí số 4...
Dự án năng lượng tái tạo và tích hợp nguồn điện
Trong giai đoạn 2018 - 2020, EVN SPC tiếp tục đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời trên địa bàn H.Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) với tổng công suất đạt khoảng 6 MW. Riêng 2 công trình Hệ thống tích hợp nguồn điện cho hệ thống điện không nối lưới quốc gia tại Phú Quý và Côn Đảo có công suất pin nạp xả khoảng 2x2,5 MW với tổng mức đầu tư khoảng 192 tỉ đồng, dự kiến triển khai thực hiện đưa vào vận hành trong năm 2019. Ngoài ra, Tổng công ty cũng đã giao cho các công ty điện lực thực hiện các công trình năng lượng mặt trời áp mái tại đơn vị chủ yếu cấp cho nguồn tự dùng với tổng công suất khoảng 3,2 MW với tổng giá trị khoảng 88 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, EVN SPC và các đơn vị luôn chú trọng ứng dụng công nghệ mới để nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống điện; nâng cao hiệu suất vận hành, các chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện... Giá trị khối lượng đầu tư toàn EVN SPC năm 2018 ước đạt 7.473/8.300 tỉ đồng, đạt 90,04% kế hoạch Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao.
Năm 2018, EVN SPC thu xếp đảm bảo đủ nguồn vốn để đầu tư theo kế hoạch năm. Trong đó, ngoài nguồn vốn tự có và vốn ODA (KFW, JICA) đã được các nhà tài trợ chấp thuận cho vay, Tổng công ty đã thu xếp vay thêm tín dụng thương mại của các ngân hàng trong nước với tổng giá trị trên 1.500 tỉ đồng… Tổng công ty cũng đã sử dụng vốn ứng các tỉnh khoảng 332 tỉ đồng để đầu tư lưới điện tại các tỉnh: Tây Ninh (98 tỉ đồng), Kiên Giang (139 tỉ đồng), Cà Mau (8,4 tỉ đồng), Tiền Giang (79 tỉ đồng), Trà Vinh (7,48 tỉ đồng)...
|
Bình luận (0)