Giáo viên Nguyễn Thị Hiền, Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM), cho hay quy trình ra đề, các phòng GD đều có báo cáo và đề xuất đề kiểm tra học kỳ lên Sở GD-ĐT, chuyên viên phụ trách môn học của sở có trách nhiệm đọc, tổng hợp và nắm bắt đề kiểm tra của 24 quận huyện. Vì vậy, với một quy trình như trên, việc trùng tác phẩm là bình thường vì trong chương trình có chừng đó tác phẩm nhưng để xảy ra tình trạng trùng yêu cầu và nội dung là điều không thể chấp nhận.
tin liên quan
Ra đề thi sao cứ bị trùng?: Cần chấm dứt tình trạng dạy theo văn mẫuĐiều đó thể hiện người phụ trách chuyên môn đã làm không hết trách nhiệm, không thực hiện đúng quy trình. Cùng một tác phẩm nhưng có nhiều nội dung để có thể khai thác nếu người biên soạn có trách nhiệm, có chuyên môn. Khi không đủ 2 yếu tố trên thì xảy ra sự cố là điều tất nhiên.
Giáo viên Hoàng Long Trọng, dạy ngữ văn tại một trường THCS ở Q.2, cũng nhận định trong chương trình giảng dạy chỉ có chừng đó tác phẩm nên nếu không có sự chỉn chu, chăm chút thì rất dễ xảy ra trùng lặp. Để tránh việc này, đòi hỏi người ra đề phải có tư duy sáng tạo, thể hiện năng lực và bản lĩnh.
Giáo viên ngữ văn của Trường THCS Đồng Khởi (Q.Tân Phú, TP.HCM) đặt vấn đề, nếu cứ ra đề theo kiểu học gì thi nấy trong chương trình chỉ có những tác phẩm như vậy mà sử dụng đi sử dụng lại hay cứ đóng khung trong chừng đó tác phẩm đi kèm với nhận định của những người đi trước thì chắc chắn sẽ trùng đề.
Tương tự, giáo viên Đỗ Đức Anh, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho rằng đặc trưng của đề môn ngữ văn, ngoài tính khoa học còn có tính cảm xúc, kích thích thí sinh muốn viết chứ không phải viết cho có, cho xong. Vì vậy người ra đề phải sáng tạo, có sự tích lũy ngữ liệu, vấn đề hỏi có thể cũ nhưng cách hỏi và cách tiếp cận phải mới.
Bình luận (0)