Nhất là khi sân bay quốc tế Cam Ranh và Phú Quốc đi vào hoạt động thì Bình Thuận đã mất đi một lượng lớn du khách quốc tế và cả nội địa. Do đó, việc nỗ lực nâng cấp sân bay lên chuẩn quốc tế của Bình Thuận trong thời gian qua được xem là chiến lược phát triển bền vững.
Chiến lược tuyệt vời
Mặc dù chịu “thiệt” so với các TP du lịch có sẵn sân bay nhưng Phan Thiết - Mũi Né đang khẳng định đẳng cấp khi trở thành địa danh được mệnh danh là “thủ đô Resort Việt Nam”. Đặc biệt, Phan Thiết là điểm dừng chân yêu thích của khách du lịch phương Tây như Nga, Đức, Pháp nhờ thế mạnh du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với thể thao biển như lướt ván buồm, đua thuyền, dù lượn, mô tô nước...
Hiện nay, toàn tỉnh Bình Thuận có hơn 400 dự án du lịch, dịch vụ du lịch được chấp thuận đầu tư. Mặc dù tích cực phát triển cơ sở phục vụ du lịch, song với lượng du khách liên tục tăng trưởng, mỗi năm tỉnh này vẫn thiếu 10.000 phòng vào những đợt cao điểm. Theo báo cáo của Cục Thống kê Bình Thuận, 9 tháng đầu năm 2017, lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch của Bình Thuận có gần 3,6 triệu lượt; doanh thu du lịch đạt gần 8.000 tỉ đồng. Ngành du lịch Bình Thuận phấn đấu thu hút 7 triệu lượt khách/năm.
Để tạo sức bật trong phát triển kinh tế - xã hội tại Bình Thuận, khai thác tối đa tiềm năng du lịch thì nhu cầu có 1 sân bay dân dụng trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết. Việc khởi công sân bay Phan Thiết sẽ góp phần phát triển du lịch thương mại tại địa phương, tăng hiệu quả đầu tư, kết nối trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.
Theo phê duyệt, sân bay Phan Thiết sẽ được nâng cấp từ 4C lên 4E, đạt tiêu chuẩn hàng không quốc tế. Năng lực khai thác vận hành đến năm 2030 là 1.000.000 lượt/năm. Sau khi sân bay đi vào hoạt động, du khách từ các tỉnh thành trong cả nước chỉ mất khoảng 30 phút đến 1,5 giờ di chuyển là đã có thể đến với “thủ đô Resort Việt Nam” thay vì mất nhiều giờ đồng hồ như trước.
Cơ hội Vàng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng
Theo các chuyên gia kinh tế, sân bay Phan Thiết hình thành sẽ tạo sức bật mới cho kinh tế tỉnh Bình Thuận. Bởi lẽ, khi thời gian di chuyển được rút ngắn tối đa, Bình Thuận sẽ thu hút thêm lượng lớn du khách đến từ các tỉnh phía bắc và du khách quốc tế. Việc gia tăng khách du lịch tạo đà cho các lĩnh vực khác phát triển. Trong đó, với vai trò phát triển dịch vụ du lịch, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng là lĩnh vực được hưởng lợi đầu tiên.
Do vậy, ngay từ khi dự án sân bay khởi động, Phan Thiết - Mũi Né nhanh chóng trở thành khu vực vô cùng sôi động của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Theo thống kê, trong năm 2016 có hơn 10 dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại tỉnh Bình Thuận được khởi động xây dựng. Đến năm 2017, bất động sản nghỉ dưỡng Phan Thiết bổ sung thêm hạng mục condotel với các dự án như Aloha, Ocean Vista, SeaLink… Dự kiến nguồn cung này sẽ tiếp tục gia tăng cùng với hiệu ứng lan tỏa từ tiến trình thi công sân bay Phan Thiết tạo nên thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
Các chuyên gia bất động sản cho rằng, trong thị trường đầy cạnh tranh, các sản phẩm đi theo hướng phát triển khác biệt hứa hẹn sẽ bùng nổ. Điển hình là dự án Nhà phố biển nghỉ dưỡng Queen Pearl Mũi Né. Trong khi các dự án bất động sản nghỉ dưỡng chào bán với giá khá cao thì Queen Pearl Mũi Né hướng vào phân khúc khách hàng tầm trung khi chào bán với giá chỉ từ 868 triệu đồng/sản phẩm, thanh toán linh hoạt trong 15 tháng. Được biết dự án này nằm ngay cửa ngõ “thủ đô Resort Việt Nam”, cạnh sân bay Phan Thiết. Theo thông tin từ Công ty DKRA Việt Nam, đơn vị tiếp thị và phân phối độc quyền dự án, trong tháng 12 này, Queen Pearl Mũi Né sẽ giới thiệu ra thị trường khu nhà phố biển Ocean View có vị trí đẹp nhất dự án.
Hỗ trợ thông tin: 0917396006 - www.queenpearlmuine.vn.
Bình luận (0)