Đồng thời, công tác giải phóng mặt bằng trong dự án sân bay Phan Thiết phải gấp rút hoàn thành.
Thông tin này nhanh chóng tạo ra làn sóng kích thích du lịch và tạo lực đẩy để Phan Thiết hút mạnh dòng vốn đầu tư từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nâng cấp sân bay, đẩy nhanh tiến độ xây dựng
Sân bay Phan Thiết là dự án xây dựng sân bay theo hình thức BOT đầu tiên trong cả nước với kinh phí lên đến 5.600 tỉ đồng. Đây được xem là dự án quan trọng của tỉnh Bình Thuận, khi hoàn thành sẽ góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là góp phần đưa Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia.
Trong buổi làm việc vào hồi trung tuần tháng 6 vừa qua, Bộ Quốc phòng đã đồng ý nâng cấp sân bay Phan Thiết từ cấp 4C lên 4E. Bên cạnh đó, chủ tịch UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương có liên quan khẩn trương hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các hộ, tổ chức còn lại trong dự án sân bay Phan Thiết, bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các nhà đầu tư.
Sau khi sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động, du khách từ TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng... đến Phan Thiết chỉ mất khoảng 30 phút thay vì phải mất 2,5 giờ lái xe (thông qua cao tốc TP.HCM - Dầu Giây - Phan Thiết). Còn đối với du khách các tỉnh thành phía bắc như Hà Hội, Hải Phòng... vào tới “thủ đô resort” cũng chỉ mất không quá 1,5 giờ bay.
Hút mạnh vốn đầu tư
Ngay sau khi thông tin sân bay Phan Thiết được nâng cấp và hiện đang tích cực giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ, địa phương này đang đón làn sóng đầu tư từ nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, lĩnh vực du lịch ghi nhận tăng trưởng và gặt hái nhiều thành công. Theo thống kê của tỉnh Bình Thuận, 9 tháng đầu năm 2017, lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch của Bình Thuận có gần 3,6 triệu lượt; doanh thu du lịch đạt gần 8.000 tỉ đồng.
Đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận có hơn 400 dự án du lịch, dịch vụ du lịch được chấp thuận đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 52.000 tỉ đồng. Theo thống kê, các dự án đầu tư hạ tầng BĐS nghỉ dưỡng phục vụ du lịch của tỉnh Bình Thuận đang tăng nhanh ở cả 2 loại hình: BĐS nghỉ dưỡng đất nền (biệt thự biển, nhà phố biển) và condotel. Nếu như phân khúc đất nền nghỉ dưỡng đã có những tên tuổi dự án lớn tham gia như Ocean Dunes, Vietpearl, SeaLink, dự án Majestic Village... thì ở phân khúc Condotel, Bình Thuận đã và đang có Aloha, Ocean Vista, SeaLink… và dự kiến nguồn cung sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Thành công tại thị trường BĐS nghỉ dưỡng Phan Thiết phải kế đến sự trỗi dậy mạnh mẽ của phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tầm trung mà tiêu biểu là dự án nhà phố biển nghỉ dưỡng Queen Pearl Mũi Né. Khác với nhiều sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng đang chào bán trên thị trường, Queen Pearl Mũi Né là dòng sản phẩm mới với đặc trưng cơ bản là giá bán vừa túi tiền (khoảng dưới 1 tỉ đồng/sản phẩm), có pháp lý sổ đỏ, sở hữu vĩnh viễn. Theo DKRA Việt Nam, đơn vị tiếp thị và phân phối độc quyền dự án, sau thành công của giai đoạn 1 với gần 1.300 sản phẩm được giao dịch thành công, trong tháng 12 này, công ty sẽ chính thức giới thiệu ra thị trường khu nhà phố biển Ocean View có vị trí đẹp nhất dự án. Giá bán được công bố chính thức chỉ từ 868 triệu/sản phẩm, thanh toán linh hoạt trong 15 tháng không lãi suất.
Làn sóng đầu tư ồ ạt đổ vào Phan Thiết cùng hoạt động chào bán sôi nổi của các dự án trong thời gian qua cho thấy, hạ tầng giao thông đang là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của Phan Thiết trên mọi lĩnh vực. Đối với thị trường BĐS nghỉ dưỡng, việc “đón đầu” sân bay Phan Thiết đang là lý do để khách hàng an tâm đổ dòng tiền vào “thủ đô resort Việt Nam” hứa hẹn đầy triển vọng.
Hỗ trợ thông tin: 0917396006 - www.queenpearlmuine.vn
Bình luận (0)