Theo đại biểu Châu Ngọc Lương (Đắk Nông),nguyên nhân hoạt động Đoàn trong thời gian qua còn tồn tại là do công tác tham mưu của cấp bộ đoàn với cấp ủy Đảng thiếu chủ động và không hiệu quả. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần ngọn. Đại biểu Châu Ngọc Lương thẳng thắn: “Công tác tuyển dụng đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công tác đoàn. Hiện nay, năng lực trình, độ kỹ năng của cán bộ Đoàn chưa theo kịp thanh niên. Khi chúng ta không theo kịp thanh niên, khó mà quy tụ, tập hợp họ đến với Đoàn. Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác cán bộ Đoàn, cụ thể là đầu vào của cán bộ Đoàn là rất quan trọng”. Đại biểu Lương đề xuất, ngoài tuyển dụng cán bộ căn cứ vào luật công chức cần phải có quy chế tuyển dụng riêng cho cán bộ Đoàn.
Góp ý về chất lượng đoàn viên, đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đà Nẵng) cho rằng chỉ tiêu kết nạp 5 triệu đoàn viên trong nhiệm kỳ 2017-2022 nên xem xét lại cho phù hợp. “Hiện nay chất lượng đoàn viên chưa tốt, việc tổ chức các lớp cảm tình đoàn, các buổi kết nạp đoàn hầu như không để lại kỷ niệm với người đoàn viên mới. Chúng ta nên chú ý đến chất lượng đoàn viên hơn là mở rộng chỉ tiêu kết nạp đoàn viên mới”, đại biểu Minh nói.
Khó đạt chỉ tiêu mỗi xã, phường có 1 điểm vui chơi
Thảo luận và góp ý chỉ tiêu trọng tâm của nhiệm kỳ 2017-2022, nhiều ý kiến băn khoăn với chỉ tiêu: mỗi xã, phường, thị trấn ít nhất 1 điểm vui chơi cho thanh thiếu nhi.
Đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đà Nẵng) bày tỏ: “Thực tế tại một số xã, phường ở các thành phố lớn rất khó thực hiện bởi còn liên quan đến quỹ đất. Ở các trường học, khu vui chơi sinh hoạt cho học sinh đã khó, ở xã phường còn khó hơn. Việc xây mới tại các địa bàn tôi thấy rất khó khăn, chúng ta nên có giải pháp tính toán lại chỉ tiêu này”.
Đồng tình với ý kiến nên xem xét lại chỉ tiêu trên, đại biểu Đào Quang Diệu (Hà Giang) cho hay: “Chúng tôi ở Hà Giang cũng định đưa chỉ tiêu này vào, nhưng đây là vấn đề khó, điều kiện mỗi tỉnh khác nhau. Nếu không có sự phối hợp với đơn vị khác thì chỉ tiêu riêng của đoàn khó thực hiện được”.
tin liên quan
Kỳ vọng ở Đại hội Đoàn toàn quốcLấy dẫn chứng, một số xã phường, các đoàn viên sử dụng lốp cũ tái chế thành sân chơi cho trẻ em hoặc một số tỉnh ở đồng bằng Sông Cửu Long quây kênh rạch thành điểm tập bơi cho trẻ, đại biểu Nguyễn Phi Long (Bí thư T.Ư Đoàn), cho rằng việc xây dựng các điểm vui chơi nên bàn theo quy mô, chứ không nhất thiết phải là xây dựng một nhà văn hóa, xây dựng một cách bài bản. “Tới đây, T.Ư Đoàn sẽ có hướng dẫn về mặt quy mô từng địa điểm, từng hoàn cảnh. Sẽ có những cách làm, quan trọng tạo điểm vui chơi lành mạnh, đảm bảo an toàn cho thanh thiếu nhi”, Đại biểu Long cho biết.
Cần giáo dục văn hóa lối sống cho thanh niên trên môi trường ảo Góp ý trong văn kiện chưa nói đến giáo dục lối sống cho thanh niên trên môi trường ảo. Hiện có nhiều thanh niên suốt ngày cắm mặt vào thế giới ảo, nhiều hơn là thế giới thực. Trong khi đó, các thế lực thù địch có hướng dẫn dắt thanh niên, một bộ phận không nhỏ thanh niên có những suy nghĩ lệch lạc, đặc biệt là văn hóa. Đoàn thanh niên đã nhận thức được vấn đề này, nhưng trong văn kiện ĐH chưa nói đến giáo dục văn hóa lối sống cho thanh niên trên môi tường ảo. Chúng ta cần quan tâm nhiều hơn về vấn đề này. Đại biểu Phan Hoài Nam (Tập đoàn Bưu Chính viễn thông Việt Nam) |
Bình luận (0)