Theo đó, khí hậu nóng làm trầm trọng thêm bệnh thận mạn tính. Căn bệnh mà cứ 10 người thì có 1 người mắc phải, khiến họ phải chạy thận nhân tạo. Đây là nghiên cứu trung hạn, toàn cầu đầu tiên về mối quan hệ giữa bệnh thận mạn tính và nhiệt độ.
Các nhà khoa học tại University College London (UCL) và Trường Y học Nhiệt đới London (Anh) đã tiến hành thử nghiệm nhằm đánh giá mức độ tiếp xúc với nhiệt độ cao ảnh hưởng thế nào đến chức năng thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính.
Nghiên cứu bao gồm 4.017 bệnh nhân thận mạn tính tham gia ở 21 quốc gia, bao gồm Mỹ, Nhật và Việt Nam...
Kết quả cho thấy những bệnh nhân sống ở vùng khí hậu rất nóng bị suy giảm chức năng thận thêm 8% mỗi năm so với những người sống ở vùng khí hậu mát mẻ, theo chuyên trang y tế News Medical.
Tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư Ben Caplin, từ khoa Y UCL, cho biết: Phát hiện của chúng tôi cho thấy tiếp xúc với nắng nóng quá mức sẽ khiến bệnh nhân bệnh thận mạn tính suy giảm chức năng thận nhanh hơn.
Rõ ràng, điều này đáng lo ngại vì hành tinh đang ngày càng nóng hơn do biến đổi khí hậu.
Vì nghiên cứu chỉ xem xét những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính nên kết quả không cung cấp cái nhìn sâu sắc về mối liên quan giữa nhiệt độ và chức năng thận ở người có thận bình thường.
Giáo sư David Wheeler, tác giả chính của nghiên cứu thuộc khoa Y UCL, cho biết: Cuối cùng, những phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính ở những vùng khí hậu nóng có nhiều khả năng phải chạy thận nhân tạo hoặc cần ghép thận hơn, theo News Medical.
Bình luận (0)