Nắng nóng oi bức, dấu hiệu nào cho thấy cơ thể đang thiếu nước?

19/04/2024 11:54 GMT+7

Trong thời tiết oi bức nên bổ sung đủ nước, uống nước thường xuyên. Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể mất nước là: cảm thấy khát nước nhiều, chóng mặt hoặc bị choáng váng....

Một số dấu hiệu phổ biến khi cơ thể mất nước

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ (Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3) cho biết trong thời tiết nắng nóng oi bức, cơ thể sẽ bị mất nước do ra nhiều mồ hôi. Mất nước sẽ làm giảm thể tích máu, giảm máu qua thận, giảm bài tiết nước tiểu, gây rối loạn chuyển hóa trong tế bào, làm tăng urê, tăng các sản phẩm tan trong máu.

Một số dấu hiệu phổ biến cho thấy cơ thể đang mất nước gồm:

  • Khát nước, có thể thấy khát rất nhiều
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc bị choáng váng
  • Đánh trống ngực
  • Tiểu ít
  • Khô miệng
  • Nước tiểu có màu vàng đậm và đặc
  • Yếu cơ
  • Da khô...
Trong thời tiết nắng nóng oi bức, cơ thể sẽ bị mất nước do ra nhiều mồ hôi, do đó cần  bổ sung đủ nước

Trong thời tiết nắng nóng oi bức, cơ thể sẽ bị mất nước do ra nhiều mồ hôi, do đó cần bổ sung đủ nước

LÊ CẦM

Những đối tượng cần chú ý bổ sung nước

Trong đó, những đối tượng cần đặc biệt chú ý bổ sung nước là:

  • Người làm những công việc nặng nhọc ngoài trời nắng nóng như thợ điện, thợ xây, công nhân...
  • Vận động viên thể thao thường xuyên tập luyện nhiều
  • Người lớn tuổi ăn uống kém khiến cơ thể mất nước trầm trọng
  • Sử dụng các loại thuốc như lợi tiểu, nhuận tràng và các thuốc ức chế men chuyển điều trị huyết áp cao có thể gây đi tiểu thường xuyên hơn hoặc đổ mồ hôi, gây ra hiện tượng mất cân bằng nước
  • Người có bệnh lý sốt, tiêu chảy: Người bệnh thường nôn và đi ngoài phân lỏng, khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng
  • Người bị suy thận: Bắt đầu từ khoảng 50 tuổi và đặc biệt từ khoảng 70 tuổi, thận bắt đầu mất một số khả năng để loại bỏ các độc tố ra khỏi máu. Do thận ít có khả năng cô đặc nước tiểu dẫn đến đào thải nước ra khỏi cơ thể nhanh hơn khi già đi.
  • 1080p
  • 720p
  • 480p
  • 360p
  • auto
  • Chăm dừa mọc ngay giữa nhà hơn 35 năm, chủ quyết không chặt bỏ để tránh nóng

    00:03:03

    Chăm dừa mọc ngay giữa nhà hơn 35 năm, chủ quyết không chặt bỏ để tránh nóng

Người làm những công việc nặng nhọc ngoài trời nắng nóng cần chú ý bổ sung nước

Người làm những công việc nặng nhọc ngoài trời nắng nóng cần chú ý bổ sung nước

LÊ CẦM

Những điều cần lưu ý khi bổ sung nước

Bác sĩ Vũ lưu ý không nên uống nước quá lạnh. Nước lạnh không chỉ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi...

"Đặc biệt, trong thời tiết nắng nóng khi vừa mới đi ngoài nắng về, cần hạn chế uống nước quá lạnh, vì nó khiến cơ thể giảm nhiệt một cách đột ngột. Ngoài ra, nó khiến cho các mao mạch và niêm mạc đường tiêu hóa co lại, làm chậm lại quá trình trao đổi chất", bác sĩ Vũ phân tích.

Cũng không nên uống quá nhiều nước một lúc. Lúc cơ thể có cảm giác khát do nắng nóng, mọi người thường uống nhanh một cốc nước thật đầy. Tuy nhiên đây lại là cách uống nước gây nguy hiểm cho cơ thể bởi uống nhiều nước trong một thời gian ngắn làm cho máu bị loãng, tăng gánh nặng cho tim. Điều này sẽ rất nguy hiểm với những người vừa chạy bộ về hoặc làm việc nặng...

Đồng thời, uống nhiều nước một lúc sẽ khiến mồ hôi đổ ra liên tục, dẫn đến cơ thể thiếu các chất điện giải như kali, natri..., từ đó cảm giác khát lại càng tăng, chưa kể sẽ khiến bụng bị chướng, có thể bị nấc cụt.

"Nên uống chậm và uống thành từng ngụm nhỏ để cơ thể kịp đáp ứng và dần dần đưa nước đến đều các cơ quan, giúp cho quá trình hấp thu của cơ thể được thuận lợi. Không nên để đến khi cơ thể khát thì mới uống nước và uống nhiều. Nếu chỉ uống nước khi khát hoặc để khát lâu mới uống sẽ khiến người nhanh mệt mỏi", bác sĩ khuyến cáo.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.