Những ngày qua, nhiều cống thoát nước nhếch nhác, đầy rác bẩn tại các tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông, Triệu Quang Phục, Tản Đà (phường 10, Q.5 TP.HCM) đã được thay bằng những tranh vẽ màu sắc.
Chi đoàn phường 10, Q.5 đã phối hợp cùng sinh viên khoa Mỹ Thuật, Đại học Sài Gòn để vẽ tranh lên khoảng 30 nắp cống trong khu vực. Các bạn sử dụng loại sơn chống trôi để sơn nền và vẽ những hình ảnh về môi trường góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
VIDEO: Những nắp cống giờ đây đã đáng yêu và làm cho đường phố thêm dễ thương
“Cứ ở đâu dơ là tôi sẽ vẽ. Tôi làm cho đến khi nào không vẽ nổi nữa mới thôi”. Đó là lời khẳng định chắc nịch của ông Nguyễn Văn Minh (74 tuổi), người họa sĩ già đã 'thay áo mới' cho biết bao con hẻm ở Sài Gòn suốt 2 năm qua.
Trước đây, cống thoát nước này đa phần là nơi mà các hộ gia đình trong khu vực vứt rác sinh hoạt.
Bạn Nguyễn Ngọc Uyên Phượng, Phó Bí thư Đoàn phường 10, Q.5 cho biết: “Trước đây trong những lần ra quân dọn vệ sinh thì mình đã thấy hiện trạng các nắp cống ở đây, từ đó tụi mình cũng đã có suy nghĩ làm thế nào để có thể bảo vệ cho miệng cống không còn là nơi vứt rác của người dân nữa. Đó là khởi nguồn ý tưởng của hoạt động này.”
Kinh phí trong đợt hoạt động đầu tiên này khoảng 15 triệu đồng, với sự hỗ trợ từ công ty dịch vụ công ích Quận 5.
Sau khi hoàn thành công trình, các bạn tiếp tục tuyên truyền để cho người dân ý thức thường xuyên quét dọn tại khu vực cống thoát nước trước nhà mình.
“Từ ngày có những tranh vẽ này thì người dân có ý thức hơn, tránh để rác ở đó. Và nếu có rác thì mọi người sẽ quét dọn đi để thấy bức tranh đẹp. Nếu hoạt động này nhân điển hình được lên thì tốt, những nắp cống còn lại cũng rất cần được sơn vẽ để phố phường khởi sắc hơn”, bà Trần Thị Thêu (52 tuổi, ngụ phường 10, Q.5) chia sẻ.
Từ nay đến hết năm 2017, Chi đoàn phường 10, Q.5 cùng sinh viên Đại học Sài Gòn sẽ tiếp tục thực hiện công trình này trên những tuyến đường dài với nội dung tranh vẽ theo từng chủ đề.
Qua nhiều năm làm công tác Đoàn và trực tiếp giảng dạy, tôi thấy rằng hiện tại sinh viên tìm đến nghiên cứu khoa học là theo nhu cầu, đam mê và sự chủ động từ cá nhân, khuyến khích của mỗi trường đại học.
Bình luận (0)