NASA lần đầu tạo ô xy trên sao Hỏa, bước đột phá trong thám hiểm vũ trụ

22/04/2021 10:58 GMT+7

Thiết bị của NASA đưa lên sao Hỏa giúp con người lần đầu tiên tạo được ô xy trên một hành tinh khác.

Hãng AFP ngày 22.4 đưa tin xe tự hành Perseverance của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) lần đầu tiên tạo được ô xy từ khí CO2 trong bầu khí quyển sao Hỏa.
“Đây là bước trọng yếu thứ nhất khi biến khí carbonic thành ô xy trên sao Hỏa”, theo ông Jim Reuter thuộc bộ phận quản lý các sứ mệnh công nghệ không gian của NASA.

Thành tựu mới của tàu thăm dò NASA: biến khí cacbonic trên sao Hỏa thành oxy

Công nghệ trên được thử nghiệm vào ngày 20.4, với hy vọng những thử nghiệm thêm nữa sẽ mở đường cho cuộc thám hiểm của nhân loại trong tương lai.
Không chỉ sản sinh ô xy cho các phi hành gia tương lai, công nghệ này còn hứa hẹn giúp các tàu vũ trụ không phải đem theo một lượng lớn ô xy từ trái đất để đẩy động cơ tên lửa cho cuộc hành trình trở về.
Thiết bị có tên là MOXIE với kích cỡ bằng bình ắc quy xe hơi được gắn vào bên phải của xe tự hành Perseverance. Thiết bị này dùng các phương pháp điện hóa để tách các phân tử CO2.
Lần đầu, MOXIE sản xuất được 5 gram ô xy, tương đương 10 phút dưỡng khí cho một phi hành gia hoạt động bình thường. Các kỹ sư sẽ tiến hành thêm thử nghiệm và tìm cách gia tăng sản lượng. Theo thiết kế, MOXIE có thể tạo ra 10 gram ô xy mỗi giờ.
Được thiết kế bởi Viện Công nghệ Massachusetts, MOXIE trang bị các thiết bị chịu nhiệt để chịu được nhiệt độ lên đến 8000C khi hoạt động. Một lớp vàng mỏng được dùng để cách ly thiết bị nhằm không để nhiệt độ gây hại cho xe tự hành.

Trực thăng tí hon Ingenuity của NASA có chuyến bay vĩ đại trên sao Hỏa

Kỹ sư Michael Hecht cho biết phiên bản MOXIE nặng 1 tấn có thể sản xuất được khoảng 25 tấn ô xy cần thiết cho tên lửa phóng đi từ sao Hỏa.

Xe tự hành Perseverance thả trực thăng Ingenuity xuống bề mặt sao Hỏa

Ảnh: AFP

Xe tự hành Perseverance của NASA trước đó đáp xuống sao Hỏa vào ngày 18.2 trong sứ mệnh tìm kiếm dấu hiệu của sự sống. Xe này mang theo trực thăng nhỏ Ingenuity vừa thành công cất cánh trên hành tinh này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.