Trạm không gian quốc tế |
nasa |
“Tại Hội nghị Thượng đỉnh Brussels 2021, NATO nhất trí rằng các vụ tấn công liên quan đến không gian đại diện thách thức rõ ràng đối với an ninh của khối, kéo theo mức độ ảnh hưởng có thể đe dọa sự thịnh vượng, an ninh và ổn định ở tầm quốc gia và trên bình diện cả khối. Tác động này có thể so sánh với một cuộc tấn công (trên mặt đất). Những cuộc tấn công như thế sẽ buộc NATO kích hoạt Điều khoản thứ 5, dựa trên cơ chế xử lý từng trường hợp cụ thể”, theo Hãng thông tấn TASS dẫn nội dung chính sách mới của NATO.
Chính sách Bao trùm Không gian nêu rõ NATO có kế hoạch đưa không gian vào hệ thống phòng thủ an ninh và quân sự tập thể. Bên cạnh đó, NATO khẳng định có quyền tuyên bố một vụ tấn công trên không gian là hành động tuyên chiến.
Chính sách mới của NATO sẽ nằm trong nghị trình thảo luận của hội nghị thượng đỉnh của khối tại Madrid (Tây Ban Nha) vào tháng 6.2022.
Thông qua chính sách mới, NATO nhấn mạnh tầm quan trọng của không gian đối với an ninh và thịnh vượng của khối, từ đó chính thức nâng tầm chiến lược đối với không gian theo hướng tăng cường bảo vệ các tài sản trên quỹ đạo.
NATO lo ngại các thế lực không gian khác có thể sử dụng nền tảng này để theo dõi, can thiệp hoặc thậm chí phá hủy các tài sản trên quỹ đạo, như vệ tinh quân sự, trong giai đoạn bùng nổ xung đột.
Tỉ phú Elon Musk bác cáo buộc "gây tắc nghẽn" không gian bằng vệ tinh Starlink |
Một lo ngại khác của NATO là nguy cơ các tài sản không gian có thể bị phá hoại hoặc bị thế lực thù địch thao túng, làm gián đoạn hoặc gây ảnh hưởng kéo dài cho hoạt động kinh tế hoặc đời sống người dân.
Năm 2019, NATO tuyên bố không gian là “lĩnh vực hoạt động” của khối. Cùng năm, Mỹ thiết lập Lực lượng Không gian thành một nhánh quân sự riêng. Kể từ đó, NATO thành lập và đưa vào hoạt động trung tâm không gian tại Ramstein (Đức), và chuẩn bị khánh thành trung tâm không gian mới tại Toulouse (Pháp).
Bình luận (0)