Nên hút cát biển để đắp nền đường cao tốc ở ĐBSCL?

28/09/2023 07:09 GMT+7

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho hay, khu vực ĐBSCL, giai đoạn 2022 - 2025 sẽ đồng loạt triển khai 4 dự án xây dựng đường bộ cao tốc với nhu cầu sử dụng khoảng 36 triệu m³ cát đắp nền

Ngày 27.9, Bộ Xây dựng tổ chức Hội thảo khoa học về giải pháp sử dụng hiệu quả vật liệu xây dựng trong xây dựng công trình hạ tầng giao thông, thu hút nhiều chuyên gia, doanh nghiệp tham dự.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho hay khu vực ĐBSCL, giai đoạn 2022 - 2025 sẽ đồng loạt triển khai 4 dự án xây dựng đường bộ cao tốc với nhu cầu sử dụng khoảng 36 triệu m³ cát đắp nền. 

"Với giải pháp sử dụng cát sông để đắp nền đường như hiện nay thì trữ lượng của các mỏ cát đang được cấp phép khai thác trong khu vực sẽ không đáp ứng đủ yêu cầu, nguồn tài nguyên cát thiên nhiên sẽ sớm cạn kiệt. Đồng thời, sẽ gây ra tình trạng xói mòn, sạt lở bờ sông, thu hẹp đất liền, làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, tác động xấu đến môi trường, đời sống an sinh xã hội", ông Sinh nói.

Từ đó, các đại biểu đã thảo luận về các giải pháp như sử dụng cát biển, tro xỉ nhiệt điện để thay thế cát sông hoặc sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép thay thế một phần đường đắp.

Kết luận hội thảo, Thứ trưởng Sinh khẳng định sẽ tiếp thu, tổng hợp để báo cáo với Thủ tướng các giải pháp cụ thể giải quyết vật liệu đắp nền đường cao tốc nói chung, ở ĐBSCL nói riêng. Trong đó, sẽ tập trung vào các giải pháp dùng cát biển và tro xỉ nhiệt điện.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.