Nhưng nếu bạn có thói quen uống cà phê trước khi ăn sáng, hãy đọc kỹ điều này.
Thói quen này có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, theo The Health Site.
Trong một nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh mới đây, các chuyên gia đã cảnh báo, uống cà phê đầu tiên vào buổi sáng (trước khi ăn sáng - PV) có thể làm tăng lượng đường trong máu lên 50%.
Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho biết lượng đường trong máu tăng thường xuyên - có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo tốt nhất là nên uống cà phê sau khi ăn sáng, theo The Health Site.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tại Đại học Bath (Anh) đã yêu cầu các tình nguyện viên uống 1 ly cà phê đen đậm đặc, chứa khoảng 300 mg caffeine, khoảng 1 giờ sau khi thức dậy, rồi mới ăn sáng với ngũ cốc hoặc bánh mì nướng với mứt…
|
Kết quả cho thấy, lượng đường trong máu của họ tăng cao hơn khoảng 50% so với không uống cà phê trước khi ăn sáng, theo The Health Site.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, có thể caffeine có trong cà phê đã ngăn cản cơ thể hấp thu đường.
Đây có thể không phải là vấn đề ngay lập tức, nhưng lượng đường trong máu thường xuyên tăng cao trong nhiều năm có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và bệnh tim, nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho biết.
Giáo sư James Betts, người giám sát nghiên cứu và là đồng giám đốc của Trung tâm Dinh dưỡng của Đại học Bath (Anh), cho biết uống cà phê đầu tiên trước khi ăn uống bất cứ thứ gì sẽ làm suy giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là sau một đêm mất ngủ.
Trung tâm Thể chất và Trao đổi chất tại Đại học Bath đề nghị, có thể cải thiện điều này bằng cách ăn trước rồi uống cà phê sau. Uống cà phê theo cách này, chúng ta mới có thể tận dụng được mọi lợi ích của cà phê mà không gây thiệt hại nào cho cơ thể, theo The Health Site.
Bình luận (0)