'Nếu không biết ngày mai như thế nào, VĐV hãy tự bỏ tiền mua bảo hiểm...'

08/07/2015 13:18 GMT+7

(TNO) Ông Dương Đức Thủy, Trưởng bộ môn điền kinh, Tổng cục thể dục thể thao cho rằng khi VĐV nhận thức được không biết ngày mai họ sẽ như thế nào, họ phải tự bỏ tiền mua bảo hiểm cho mình (nếu chưa được cấp), để phòng mọi rủi ro.

(TNO) Ông Dương Đức Thủy, Trưởng bộ môn điền kinh, Tổng cục thể dục thể thao cho rằng khi VĐV nhận thức được không biết ngày mai họ sẽ như thế nào, họ phải tự bỏ tiền mua bảo hiểm cho mình (nếu chưa được cấp), để phòng mọi rủi ro.

truong-bo-mon-dien-kinh-Duong-Duc-Thuy-VDV-phai-bo-tien-mua-bao-hiem-cho-minhÔng Dương Đức Thủy phát biểu tại Lễ tuyên dương VĐV, HLV điền kinh tiêu biểu sau SEA Games 28 ngày 3.7 - Ảnh: Thúy Hằng
Liên quan đến câu chuyện bảo hiểm cho các VĐV, đặc biệt với nhiều VĐV đỉnh cao không may bị tai nạn trong khi thi đấu hoặc khi sinh hoạt, bất ngờ phải dừng lại sự nghiệp giữa chừng, và mới đây là câu chuyện của kỷ lục gia SEA Games Nguyễn Thị Huyền, bộ môn điền kinh, chưa biên chế lẫn bảo hiểm y tế, Thanh Niên Online đã có cuộc trao đổi với ông Dương Đức Thủy, Trưởng bộ môn điền kinh, Tổng cục thể dục thể thao:
* Thưa ông, các VĐV điền kinh của ông đều có chế độ bảo hiểm chứ?
Ông Dương Đức Thủy: Có chứ. Có chế độ bảo hiểm hết chứ. Khi điều trị ở bệnh viện, họ sẽ lấy hóa đơn về sẽ được bảo hiểm Việt Nam thanh toán hết.
* Với những VĐV chỉ ở dạng hợp đồng, chưa được biên chế chính thức thì sao? Bảo hiểm đấy là bảo hiểm gì?
Ông Dương Đức Thủy: Có tất cả. Thứ nhất là các thành viên của đoàn thể thao Việt Nam đều có bảo hiểm. Khi các VĐV lên trung tâm huấn luyện, các trung tâm ký hợp đồng bảo hiểm cho các VĐV, cụ thể bảo hiểm gì thì anh Hổ (Nguyễn Trọng Hổ), phó giám đốc Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia (Nhổn)  anh ấy sẽ trả lời được đấy là bảo hiểm gì. Những bảo hiểm này đa phần là bảo hiểm do nhà nước đài thọ, chứ không phải bảo hiểm cách thức như quốc tế, ví dụ như ca sĩ bảo hiểm cái họng của mình 1 triệu USD chẳng hạn. Còn đây là bảo hiểm mặt bằng chung bình thường, tạm coi là cái bảo hiểm cơ sở.
* Trường hợp của cô Nguyễn Thị Huyền chưa có bảo hiểm y tế thì sao?
Ông Dương Đức Thủy: Huyền chưa được biên chế chính thức, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Nam Định chưa cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cô. Còn khi Huyền lên Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia, Trung tâm đã có trách nhiệm lo bảo hiểm cho cô ấy và nhiều VĐV khác. Đó là bảo hiểm cơ sở.
* Còn lại, cô Nguyễn Thị Huyền muốn mua bảo hiểm riêng cho đôi chân của cô ấy, để nếu có chấn thương gì, sẽ được bảo hiểm lo?
Ông Dương Đức Thủy: Đúng. Nếu cô ấy trân trọng bản thân cô ấy, cô ấy tự bỏ tiền mua bảo hiểm cho đôi chân của cô ấy.
truong-bo-mon-dien-kinh-Duong-Duc-Thuy-VDV-phai-bo-tien-mua-bao-hiem-cho-minhNguyễn Thị Huyền chưa được vào biên chế, chưa có bảo hiểm y tế, lên Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia, cô mới được khám sức khỏe định kỳ. Còn lại, rất nhiều đồng đội của cô tại Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Nam Định chưa có bất kỳ chế độ bảo hiểm gì - Ảnh: Khả Hòa
* Theo ông biết, Việt Nam có tiền lệ một VĐV tự bỏ tiền mua bảo hiểm theo hình thức đặc biệt đó chưa, thưa ông?
Ông Dương Đức Thủy: Việt Nam chưa có tiền lệ. Điều này cũng cho thấy họ không thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ, thậm chí họ còn không biết giá trị của họ bao nhiêu nữa.
* Nhưng với mức thu nhập hiện nay của VĐV, làm sao họ có tiền để chi trả mức bảo hiểm như ông nói, hơn nữa, từ trước đến giờ thể thao Việt Nam chưa có tiền lệ?
Ông Dương Đức Thủy: Đương nhiên. Chúng ta cũng chưa có đề án gì về việc nâng cao nhận thức cho VĐV về việc tự trang bị bảo hiểm cho họ. Đây cũng là sự thụ động. Lý do, từ trước đến nay các VĐV được bao cấp toàn bộ, bắt đầu từ địa phương lên đội tuyển.
"Không thể cứ đòi hỏi nhà nước phải chi trả hết được"
* Cương vị là trưởng bộ môn điền kinh của Tổng cục thể dục thể thao, ông có đề xuất gì về đề án chăm lo bảo hiểm cho VĐV trong thời gian tới không?
Ông Dương Đức Thủy: Nói như vậy sẽ khó khăn. Đúng là chúng ta phải thừa nhận trong bối cảnh bây giờ là, may mắn cho ai không tai nạn. Nhưng VĐV, một ngày nào đó, họ ý thức được là không biết ngày mai mình như thế nào, khi đó, họ sẽ tự bỏ tiền mua bảo hiểm cho mình, để khi họ gặp tai nạn sẽ có người chi. Không thể đòi hỏi nhà nước chi trả cho họ được. Tôi nói cụ thể như thế này, nếu những người qua đời, chỉ được nhận 1 lần. Còn lại, nếu những trường hợp gọi là phải nằm viện sẽ lâu dài, quỹ nào lo được như vậy? Tôi mới xem ti vi, một bà đột quỵ phải nằm đó, một ngày phải chi mất bao nhiêu tiền. Giờ chỉ trông chờ vào các nhà hảo tâm thôi, nhà nước quỹ phúc lợi rất ít, trong khi cả nước có bao nhiêu người cần được chăm lo như thế?
* Nhưng khi họ thi đấu, họ mang vinh quang về cho Tổ quốc?
Ông Dương Đức Thủy: Đương nhiên. Nhưng tôi cũng nhấn mạnh như thế này, VĐV phải nhận thức được đóng góp gì cho xã hội, đòi hỏi gì với xã hội, không thể nói tôi đi tập, tôi đã cống hiến hết rồi, tôi phải được thế này.
truong-bo-mon-dien-kinh-Duong-Duc-Thuy-VDV-phai-bo-tien-mua-bao-hiem-cho-minhNhà vô địch SEA Games 1995 Vũ Thị Bích Hường bị tai nạn, may mắn cô nhận được sự quan tâm của đồng đội, giới chuyên môn, cộng đồng. Còn nhiều VĐV khác đành chịu thiệt thòi khi giã từ sự nghiệp vì chấn thương giữa chừng -  Ảnh: Lê Nam
* Ông nói gì về trường hợp của Vũ Thị Bích Hường điền kinh và Lê Thị Huệ của môn vật giờ như một phế nhân?
Ông Dương Đức Thủy: Chị Vũ Bích Hường cũng như Lê Thị Huệ gặp không may và đã có người tiếp tục giúp đỡ chị. Phải nói thêm là một số người không may mắn, bị chấn thương, không đi thi đấu được, mà không thi đấu được sẽ không được huy chương, không có tiền thưởng. Như vậy, nói rộng ra, với những VĐV có tiền thưởng, các anh chị hãy đóng thuế theo đúng trách nhiệm của công dân, đồng thời làm những nghĩa cử nhân đạo như nhìn về đồng đội mình, học trò mình, hoặc cô giáo của mình. Ví dụ khi cô Vũ Bích Hường gặp tai nạn, học trò của cô Hường, bạn bè của anh Quang con cô Hường cùng giúp đỡ cô ấy.
Còn lại, VĐV muốn trân trọng bản thân mình, khi chưa được cấp bảo hiểm, hãy mua bảo hiểm cho mình. Hoặc muốn chăm lo đặc biệt hơn, có thể lựa chọn các loại bảo hiểm riêng cho các loại rủi ro. Khi ta lo được cho ta, ta mới lo được cho người khác.
* Xin cảm ơn ông!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.