Nếu thấy máu trong phân, bạn có thể mắc 1 trong 5 bệnh này

11/03/2021 00:11 GMT+7

Dưới đây là lý do tại sao bạn thấy máu trong phân của mình và cần phải làm gì, theo Mbg.

Nhận thấy máu trong phân có thể đáng lo ngại và điều quan trọng là bạn phải được chẩn đoán chính xác từ bác sĩ khi điều này xảy ra. Vì vậy, bất kể nặng nhẹ, điều quan trọng là phải đi khám ngay nếu nhận thấy triệu chứng này.
Lý do phân có máu có thể từ trung bình đến nghiêm trọng và màu sắc thực tế của máu có thể là manh mối chỉ ra nguyên nhân.

Máu đen hoặc máu đỏ

Máu trong phân có thể chỉ ra vấn đề ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiêu hóa và màu sắc của máu có thể giúp xác định chính xác nơi chảy máu.
Nếu phân có màu đen như hắc ín, có thể cho thấy hệ tiêu hóa trên có vấn đề.
Mặc dù sự thay đổi màu sắc có thể do một số thực phẩm có màu sẫm gây ra, nhưng cũng có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng hơn, như chảy máu trong dạ dày, ruột non hoặc bên phải của đại tràng, theo Mbg.
Nếu máu có màu đỏ tươi hoặc màu hạt dẻ hoặc máu tươi, nhiều khả năng là do có vấn đề ở đại tràng.
Bởi vì đại tràng gần hậu môn hơn, máu chảy ra sẽ còn tươi, đó là lý do tại sao máu có màu đỏ tươi.
5 nguyên nhân gây ra phân có máu.

1. Bệnh trĩ

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu trực tràng là bệnh trĩ: sưng các mạch máu xung quanh hậu môn. Có thể là trĩ ngoại hoặc trĩ nội, và có thể dẫn đến chảy máu màu đỏ tươi.
Mặc dù bệnh trĩ có thể gây đau đớn, khó chịu và đôi khi ngứa, nhưng chúng thường không phải là nguyên nhân đáng báo động.
Bệnh trĩ có thể xuất phát từ việc hậu môn bị căng ra khi đi tiêu khó khăn, mang thai hoặc ngồi lâu.
Tăng lượng chất xơ có thể hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, có thể thúc đẩy nhu động ruột đều đặn hơn và bớt căng thẳng khi đi vệ sinh, theo Mbg.
Nếu thấy máu trong phân, có thể bạn mắc 1 trong 5 bệnh này1

Nhận thấy máu trong phân có thể đáng lo ngại và điều quan trọng là bạn phải được chẩn đoán chính xác từ bác sĩ khi điều này xảy ra

ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

2. Rò hậu môn

Toàn bộ đường tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc bằng hậu môn - được lót bởi niêm mạc. Khi niêm mạc lót hậu môn xuất hiện những vết rách nhỏ, gây ra vết nứt hậu môn. Đó có thể là nguyên nhân gây ra máu đỏ tươi trong phân.
Giống như bệnh trĩ, nứt hậu môn có thể do đi tiêu khó khăn, khi phân quá cồng kềnh hoặc khó đi qua đại tràng một cách dễ dàng.
Việc cần làm: Để giảm nguy cơ phát triển vết nứt hậu môn, hãy bổ sung các loại thực phẩm thúc đẩy nhuận trường vào chế độ ăn uống, như thực phẩm giàu chất xơ hoặc thực phẩm lên men.

3. Viêm túi thừa

Viêm túi thừa là một bệnh đường ruột phổ biến, xảy ra khi các túi nhỏ hình thành trong thành đại tràng và bị nhiễm trùng hoặc viêm. Các triệu chứng thường bao gồm đầy hơi, sốt, buồn nôn, đau bụng hoặc đau bụng dữ dội. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể dẫn đến chảy máu đỏ tươi từ trực tràng, theo Mbg.
Bệnh có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Sau này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, có thể phải phẫu thuật, vì vậy cần phải đi khám sớm để kiểm tra xem có phải là viêm túi thừa hay một nguyên nhân nào khác gây chảy máu.
Việc cần làm: Đi khám ngay để xem có phải viêm túi thừa hay không và có cần phải phẫu thuật hay không.
Để kiểm soát cơn đau, hãy nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Khi bắt đầu cảm thấy tốt hơn, hãy bổ sung nhiều chất xơ hơn vào chế độ ăn hằng ngày - điều này làm giảm thời gian thức ăn di chuyển qua đại tràng, từ đó có thể giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.
Cũng có nghiên cứu cho thấy a xít béo omega-3 có thể giúp giảm viêm cho những người liên quan đến bệnh túi thừa.

4. Viêm đại tràng hoặc bệnh viêm đường ruột mạn tính (bệnh Crohn)

Viêm đại tràng và bệnh Crohn là hai dạng bệnh viêm ruột phổ biến. Cả hai đều có thể gây viêm và có thể dẫn đến loét đường tiêu hóa.
Các vết loét, hoặc vết loét hở trong niêm mạc dạ dày hoặc ruột non, thường do nhiễm vi khuẩn. Chúng cũng có thể phát triển do sử dụng lâu dài các loại thuốc giảm đau kháng viêm như Ibuprofen.
Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy ra máu, cũng như phân có chứa chất nhầy hoặc mủ.
Việc cần làm: Đi khám để tìm ra kế hoạch điều trị tốt nhất.
Có thể hạn chế thực phẩm gây viêm, hoặc bất cứ thứ gì kích thích cơn bùng phát.

5. Polyp hoặc ung thư

Polyp là những khối tế bào nhỏ có thể hình thành trong ruột kết.
Trong khi bất kỳ ai cũng có thể phát triển polyp đại tràng, những người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Polyp cực kỳ phổ biến và thường vô hại, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể phát triển, chảy máu và trở thành ung thư, những polyp này được gọi là u tuyến.
Nội soi đại tràng định kỳ có thể phát hiện polyp, nhưng đôi khi sự thay đổi về màu sắc của phân cũng là dấu hiệu chỉ ra có polyp đại tràng.
Chảy máu liên quan đến ung thư đại tràng thường là chảy máu ẩn, có nghĩa là không thể nhìn thấy bằng mắt thường và chỉ có thể được phát hiện trong quá trình tầm soát ung thư, theo Mbg
Việc cần làm: Lên lịch nội soi hoặc kiểm tra sức khỏe để thảo luận về những lo lắng của bạn với bác sĩ, theo Mbg.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.