Xe

Nga 'bắt tay' Taliban chống IS: Dùng độc trị độc, cùng độc diệt độc

25/12/2015 11:13 GMT+7

Việc Nga tuyên bố có cùng lợi ích với Taliban ở Afghanistan trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) gây bất ngờ lớn.

Việc Nga tuyên bố có cùng lợi ích với Taliban ở Afghanistan trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) gây bất ngờ lớn. 

Binh sĩ lực lượng Taliban tại Afghanistan - Ảnh: ReutersBinh sĩ lực lượng Taliban tại Afghanistan - Ảnh: Reuters
Taliban không cùng phe hay hậu thuẫn IS nhưng bị nhiều nước, gồm cả Nga, coi là khủng bố. Taliban không còn khả năng trở lại cầm quyền ở Afghanistan nhưng cũng không bị tiêu diệt ở nước này lẫn Pakistan. Với vai trò không thể bỏ qua được đối với tương lai chính trị ở Afghanistan và an ninh, ổn định trong khu vực, Taliban là một trong những thách thức về an ninh đối với Nga.
Nga và IS đã tuyên chiến với nhau và đang đối đầu ở Syria. Sẽ không có chuyện Moscow công khai bộc lộ sự tương đồng lợi ích với Taliban nếu không lo ngại sâu sắc về nguy cơ IS vươn vòi sang Trung và Nam Á, đặc biệt là ở Afghanistan và Pakistan. 
Ba kịch bản có thể xảy ra là IS thu phục Taliban, IS xóa sổ Taliban hoặc sẽ xuất hiện một tổ chức Hồi giáo mới còn cực đoan và tàn bạo hơn cả hai. Dù kịch bản nào thì cũng vô cùng tai hại cho Nga. Vì thế, nước này phải chủ động phòng ngừa, tập hợp lực lượng và bố trí chiến lược mới. 
Rõ ràng suy tính của Moscow là kết hợp giữa dùng Taliban để trị IS và cùng lực lượng này tiêu diệt IS theo phương châm “Dùng độc trị độc và cùng độc diệt độc”. Phương cách này giúp Nga đối phó được đồng thời với cả nguy cơ an ninh từ IS lẫn Taliban.
Tiếp xúc và đối thoại với Taliban không khiến Nga lo ngại về chính trị bởi Mỹ và Afghanistan đều đã làm vậy. Rủi ro lớn nhất là khả năng Taliban phản thùng như đã từng trở cờ với Mỹ và Pakistan, vốn khi xưa đã khai sinh ra tổ chức này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.