Đề nghị được đưa ra ngay trước khi EU tiến hành hội nghị cấp cao mà trong chương trình nghị sự có nội dung xem xét lại quan hệ với Nga và quyết định tiếp tục duy trì hay chấm dứt những biện pháp trừng phạt nước này.
EU khó xử bởi chấp nhận hay bác bỏ thì Nga vẫn có lợi và liên minh vẫn bất lợi. Trong bối cảnh hiện tại thì hai bên không thể có được không khí chính trị thuận lợi và sự tin cậy đủ mức để hợp tác quân sự. Nhưng nếu thật sự làm vậy thì sẽ mở ra cho EU cơ hội gây dựng vai trò đảm bảo an ninh và giảm phụ thuộc vào NATO trong bối cảnh chính quyền mới ở Mỹ có thể thay đổi chính sách theo hướng bất lợi cho EU và giảm vai trò của NATO.
Hợp tác quân sự theo đề nghị từ Moscow còn giúp EU vừa kiềm chế Nga vừa tận dụng được khả năng quân sự của nước này.
Có thể nói, lời mời của Nga là một cú đòn hiểm đối với EU vì có tác dụng làm sâu sắc thêm sự phân hóa trong nội bộ khối này về quan hệ với Moscow, chia rẽ EU với NATO cũng như với Ukraine.
Nga chủ ý dùng việc giúp EU đối phó các thách thức về an ninh để buộc liên minh phải xuống thang trong chuyện khác, chẳng hạn như hủy bỏ các biện pháp trừng phạt. Đề nghị này còn giúp Nga đề cao vị thế trong quan hệ với chính quyền mới sắp tới của Mỹ.
tin liên quan
Nga nói EU né tránh hợp tác chống khủng bố với NgaLiên minh châu Âu (EU) đang sử dụng mọi lý do để ngăn cản Nga tham gia cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, Đại diện thường trực của Nga tại EU Vladimir Chizhov cho biết hôm 5.12, theo TASS.
Bình luận (0)