Đài RT ngày 14.5 dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng Nga cần trang bị hệ thống phòng thủ chống vũ khí bội siêu thanh trước các nước khác, trong bối cảnh chạy đua vũ khí này ngày càng nóng.
Ông nhắc lại việc Nga hiện là nước duy nhất công bố thử thành công tên lửa bội siêu thanh, ám chỉ vụ thử thành công tên lửa Avangard vào tháng 12.2018.
tin liên quan
Lầu Năm Góc kêu gọi sáng kiến phát triển vũ khí siêu thanh mới“Thế nhưng chúng ta cũng nhận thức rõ rằng các nước hàng đầu thế giới sớm hay muộn cũng phát triển các vũ khí đó. Chúng ta phải có biện pháp bảo vệ trước khi quân đội các nước sử dụng vũ khí bội siêu thanh”, Tổng thống Nga phát biểu.
Tại cuộc họp cấp cao về phát triển các khu công nghiệp quân sự, chủ nhân Điện Kremlin nhấn mạnh rằng “tăng cường kiểm soát không gian là một trong những nhiệm vụ then chốt” của lực lượng vũ trang nước này. Theo ông, hệ thống radar Container hé lộ vào năm ngoái có thể theo dõi gần hết khu vực Tây Âu và Trung Đông nhưng các hệ thống vẫn phải phát triển hơn nữa nhằm đối phó với “những nguy cơ tiềm ẩn trên không và trên vũ trụ”.
Trước đó. Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov tiết lộ tên lửa bội siêu thanh Avangard phóng thành công hôm 26.12.2018 đạt tốc độ lên đến hơn 32.000 km/giờ, vượt xa sự tưởng tượng của nhiều người.
tin liên quan
Nga hé lộ tốc độ kinh khủng của tên lửa bội siêu thanh“Hầu như không có tên lửa nào có thể bắn hạ nó ở vận tốc như thế. Mọi hệ thống phòng thủ tên lửa đều trở nên vô dụng, rất khó để phát hiện và đánh chặn nó”, ông Borisov giải thích.
Tốc độ tương đương Mach 27 và đồng nghĩa với việc tên lửa này bay 1 vòng quanh Trái đất chỉ mất khoảng 1 giờ 15 phút.
Theo mệnh lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, Bộ Quốc phòng Nga phóng thử thành công tên lửa này từ khu vực Dombarovsky thuộc vùng Orenburg, bắn hạ mục tiêu ở tận Kamchatka cách đó hơn 6.000 km.Tên lửa Avangard vận hành bằng động cơ phản lực tĩnh siêu âm và có thể mang đầu đạn thông thường lẫn hạt nhân.
Avangard được Nga phát triển và thử nghiệm từ năm 2004, có thể tấn công chính xác mục tiêu ở khoảng cách trên 10.000 km với độ cao hành trình nhỏ, giúp tránh các hệ thống cảnh giới mặt đất và trên không gian. Đầu đạn cũng có khả năng cơ động trong khi bay, khiến khó xác định quỹ đạo để đánh chặn.
[VIDEO] Tổng thống Putin sẵn sàng cho đối đầu tầm cỡ "khủng hoảng tên lửa Cuba"
|
Bình luận (0)